Những kỳ tích trên vùng đất lửa – Kỳ 21_kq kasimpasa
Kỳ 21: Bàu Bàng - vang mãi những chiến công
Bàu Bàng,ữngkỳtíchtrênvùngđấtlửa–Kỳkq kasimpasa cái tên đã đi vào sử sách với bao chiến công vang dội trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chuyển mình mạnh mẽ
Khác với vẻ nghèo khó, chi chít những tàn tích để lại sau chiến tranh, giờ đây về Bàu Bàng đã thấy các khu công nghiệp tập trung và nhiều trang trại thuộc diện điển hình của vùng đất Bình Dương. Bàu Bàng vừa rà soát, tổng kết lại chặng đường sau 1 năm thành lập; thật đáng khích lệ khi năm qua, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 11.854 tỷ đồng. Điều đáng mừng nhất là trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp đã trở thành lá cờ đầu trong mặt trận phát triển kinh tế của huyện, chiếm đến 54,4% trong cơ cấu kinh tế và đạt 6.447 tỷ đồng. Đến nay, Khu công nghiệp Bàu Bàng đã lấp đầy 30% diện tích. Huyện cũng đã xin chủ trương và được Chính phủ chấp thuận mở rộng thêm 1.000 ha cho khu công nghiệp này.
Bàu Bàng hôm nay với cơ sở hạ tầng đồng bộ, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh: K.VINH
Có thể nói, chỉ trong một thời gian ngắn, Bàu Bàng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ huyện thuần nông, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt cây cao su, chăn nuôi gia công trở thành huyện công nghiệp. Kết quả cho thấy, đến nay, Bàu Bàng đã thu hút 259 dự án đầu tư trong và ngoài nước; thương mại - dịch vụ cũng tăng trưởng khá, đa dạng các loại hình và đạt 3.092 tỷ đồng trong năm 2014.
Thuận lợi của Bàu Bàng là có sự đồng thuận cao trong nhân dân; huyện còn nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng mức từ tỉnh. Ngoài ra, với truyền thống anh hùng, nhân dân Bàu Bàng đã đoàn kết một lòng, vững bước đi lên phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương. Cũng nhờ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, Bàu Bàng được tập trung khá nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản, qua đó đã hình thành cơ sở hạ tầng khá tốt, giúp mở ra cơ hội giao thương với các địa phương khác.
Xây dựng quê hương giàu đẹp
Chia sẻ với chúng tôi về lợi thế đưa Bàu Bàng phát triển như hôm nay, nhiều bậc cao niên trong huyện nói rằng, đó là một kỳ tích. Theo họ, với những gì đã chứng kiến được trên mảnh đất quê hương, khó nghĩ được rằng Bàu Bàng hôm nay đã là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có được điều này là vì huyện đã có chủ trương đúng đắn và hợp lòng dân. Điều đó giúp cho nhân dân địa phương đồng lòng, cùng nhìn chung về một hướng để phát triển kinh tế, đưa huyện nhà trở thành một huyện công nghiệp. Thêm nữa, thành công lớn nhất của huyện là nỗ lực cải cách hành chính. Chính từ việc thực hiện tốt khâu cải cách hành chính, huyện đã tạo thiện cảm, xây dựng được lòng tin cho nhà đầu tư cũng như đạt sự đồng thuận cao của nhân dân để cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
Đến nay, Khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng với diện tích 2.166 ha đã có kết cấu hạ tầng, đất sạch, hoàn chỉnh, sẵn sàng đón các nhà đầu tư tìm đến làm ăn. Ngoài ra, quốc lộ 13, các tuyến đường nội bộ khu công nghiệp cũng như đường liên xã, liên huyện đã được đầu tư bài bản tạo cơ hội giao thương, mua bán, đi lại cho doanh nghiệp, tiểu thương và nhân dân trên địa bàn.
Về Bàu Bàng những ngày này mới thấy hết được sức bật mạnh mẽ và con đường phát triển vươn lên của một trong những “địa chỉ đỏ” cách mạng. Theo quy hoạch đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của huyện sẽ là công nghiệp 76,7%, thương mại - dịch vụ 16,3%, nông nghiệp 7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/năm. Bàu Bàng cũng đang phấn đấu trở thành một quận của thành phố Bình Dương sau này.
Bàu Bàng hôm nay đã phát triển mạnh mẽ. Trên bình diện nông nghiệp - nông thôn, Bàu Bàng cũng đã có nhiều khởi sắc. Dù đi sau nhưng từ nay đến năm 2020, huyện sẽ cơ bản hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và trở thành huyện công nghiệp hóa của tỉnh.
Kỳ 22: Bắc Tân Uyên - Nỗ lực vượt khó
KHÁNH VINH