Ý kiến được Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng đưa ra ở hội nghị Lý luận,ườiviếttiểuthuyếtlịchsửnhưđitrêndânhận định hull city phê bình văn học lần thứ năm, bàn về thành tựu và xu thế của nền văn học Việt Nam từ năm 1975 đến nay, diễn ra ngày 27/11 ở Hà Nội.
Ông Hùng cho biết khâm phục tinh thần dũng cảm của các nhà văn theo đuổi đề tài này, bởi họ dùng góc nhìn cá nhân để viết lại những giá trị ăn sâu vào đời sống văn hóa dân tộc.
"Người viết tiểu thuyết lịch sử giống như đi trên dây: Một bên là sự thật lịch sử, một bên là hư cấu sáng tạo. Nếu nghiêng về trần thuật sự thật khách quan, họ không khác gì người chép sử. Nhưng nếu hư cấu quá tay, họ dễ bị khép vào giải thiêng, bôi nhọ", Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng nói.
Nam Dao, tác giả được chú ý với tiểu thuyết lịch sử Gió lửavà Đất trời, từng nói: "Người viết tiểu thuyết lịch sử không phải là người kẻ lông mày cho xác chết, mà là một công việc khó khăn đòi hỏi sự dấn thân của nhà văn nhằm 'phục sinh một hiện tại cần tháo gỡ hầu thoát khỏi những bế tắc và tiêu vong'. Và tiểu thuyết lịch sử, nói cho cùng, phải là máu cũng như nước mắt người viết".