- Những ngôi nhà lợp mái tôn thay thế cho những ngôi nhà dột nát,ữngdấuấnnhânvănvùngbiênảbóng đá trưc tiêp những công trình dân sinh xuất hiện giữa đại ngàn hoang vắng… Đó là những dấu ấn đẹp, những kết quả có được từ chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Báo Quân đội nhân dân phát động.
Hạnh phúc dưới những mái nhà
Trải qua hơn ba năm hoạt động, chương trình Mái ấm biên cương đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo các thành phần xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Từ đây, đời sống của người dân biên giới được tiếp thêm sức sống qua các hành động giúp đỡ thiết thực như xây nhà, xây đường, trường, trạm, khắc phục lối sống tạm bợ, du mục.
Người dân tộc La Hủ bản Là Si ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu bao đời nay vẫn lang thang nay đây mai đó nơi hẻm núi, góc rừng. Từ ngày được sự hướng dẫn, hỗ trợ của BĐBP, họ đã được ở trong những mái nhà lợp tôn vững chãi, đã biết định canh, định cư, biết trồng lúa, ngô, rau màu sao cho năng suất cao hơn.
Người tộc Đan Lai ẩn mình nơi thượng nguồn sông Giăng (Con Cuông, Nghệ An) ngàn đời quay quắt trong cái đói, cái nghèo và thất học. Nhờ đề án của chương trình, người dân có thêm những con đường nối bản, có thêm nhữn mái nhà êm ấm. Họ được cấp nước sinh hoạt, được hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi phát triển gia súc, con em họ được đến trường, bỏ dần nhiều tập quán lạc hậu. Cuộc sống cứ thay da đổi thịt từng ngày. Từ Lai Châu, Hà Giang đến Quảng Bình, Kon Tun, Đồng Tháp, Cà Mau… những vùng biên ải xa xôi nhất của tổ quốc đã được chương trình Mái Ấm Biên cương tìm đến. Có những gia đình phải chạy ăn từng bữa, nheo nhóc sống dưới túp nhà tranh rách nát hoặc trong những nếp nhà sàn bốn mùa không kín gió. “Mái ấm biên cương” tìm đúng hoàn cảnh, giúp đỡ đúng lúc, đã mang đến cho họ niềm hạnh phúc khôn xiết, có một mái nhà “an cư” để họ yên tâm “lạc nghiệp”.
Bộ đội biên phòng giúp dân sản xuất nông nghiệp (Ảnh: Hà Nội Mới)