Ngày 20/5,ácsĩcảnhbáocănbệnhtâmthầnkhiếnngườimắcănuốngvôđộlich thi đấu c2 bác sĩ Nguyễn Kim Anh, Phòng Rối loạn cảm xúc và ăn uống, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết mới đây cơ sở đã tiếp nhận nữ bệnh nhân M.T.M (20 tuổi, trú tại Hà Nội) mắc chứng tự ti bản thân và ăn uống vô độ.
M. đang là sinh viên năm thứ hai, tiền sử khỏe mạnh, trầm tính, dễ xúc động. Khi vào viện, bệnh nhân ăn nhiều quá mức, luôn soi gương và nhận mình béo.
Theo người nhà, từ cuối lớp 12, M. yêu thầm một bạn trai trong lớp và bị từ chối vì béo. Lúc này, nữ sinh cao 1,55m và nặng 50kg. Khi bị chê, cô tìm cách giảm cân.
Năm đại học thứ nhất, mỗi ngày M. chỉ ăn trưa bằng salad. Chế độ ăn kiêng giúp cô giảm được 8kg. Tuy nhiên, sau đó, M. ngày càng thèm ăn hơn. Hối hận, xấu hổ và thất vọng với bản thân nên M. uống thuốc nhuận tràng, gây nôn và nhịn ăn.
Bác sĩ Kim Anh cho biết M. có cơn thèm ăn vào ban đêm, 3-4 lần/tuần. Tần suất ăn và sử dụng thuốc xổ nhiều khiến cơ thể cô mệt mỏi, không thể đi học. Người nhà đã đưa M. vào viện điều trị một thời gian.
Sau 8 tháng, người bệnh chán nản, bi quan, ít tiếp xúc với mọi người, dễ cáu gắt, kết quả học tập giảm sút.
Khi tới Viện Sức khỏe tâm thần, M. có chỉ số khối cơ thể BMI 22 (trong ngưỡng bình thường), không bị ảo giác, hoang tưởng nhưng cảm xúc không ổn định, hay buồn chán, chẩn đoán mắc chứng ăn uống vô độ.
M. được điều trị nhận thức hành vi, uống thuốc trầm cảm và sau 1 tháng cơn đói đã giảm. Hai tháng sau, cô khỏe mạnh, tự tin hơn, không còn cảm giác thèm ăn vô độ.
Một trường hợp khác là nữ sinh học lớp 9 (trú tại Hà Nội) có chiều cao 1,6m, nặng 52kg. Dù không béo nhưng em muốn thân hình phải chuẩn như người mẫu nên tìm cách giảm cân. Thậm chí, em giấu bố mẹ mua trà giảm cân về uống. Sau đó, em lại thèm ăn rất nhiều và rơi vào vòng xoáy uống trà giảm cân, ăn nhiều, tự ti về vóc dáng.
Khi vào viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng ăn uống vô độ do nhận thức sai lệch về hình thể. Sau thời gian trị liệu gần 2 tháng, người bệnh đã ổn định, chấp nhận vấn đề của mình và trở về lối sống khoa học.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Sơn Tùng, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, dấu hiệu nhận biết chứng ăn uống vô độ bao gồm:
- Ăn uống nhiều ít nhất 2 lần/tuần và kéo dài 3 tháng
- Ăn nhiều và tìm cách xổ, gây nôn
- Luôn bận tâm với ăn uống
- Hành động gây nôn dẫn tới viêm dạ dày, viêm họng, hỏng men răng, mất cân bằng điện giải, người mệt mỏi, lờ đờ, rối loạn nhịp tim do cơ tim.
Người cuồng ăn vô độ luôn có cảm xúc tiêu cực, thường xuyên soi gương và thấy mình béo, rối loạn về nhận thức và hình thể. Người bệnh có thêm rối loạn lo âu, trầm cảm, có sử dụng thêm các chất như rượu, ma túy mới. Thậm chí, bệnh nhân có hành vi hủy hoại cơ thể như dùng vật sắc nhọn cắt vào tay hoặc tự sát.
Bác sĩ Tùng cho biết thêm người cuồng ăn thường đến các chuyên khoa tiêu hóa, tim mạch. Khi trở nặng kèm theo rối loạn tâm thần khác, họ mới vào đúng chuyên khoa.
Nguyên nhân khiến 100 người ở Lạng Sơn phải nhập viện điều trị tâm thầnChỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận điều trị khoảng 100 bệnh nhân mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu.