Khẩu đội tên lửa đạn đạo Iskander của Nga. Ảnh: RT |
Hãng thông tấn Tass đưa tin,óthểđáptrảcácvụthửtênlửacủaMỹnhưthếnàarsenal vs mu lịch sử đối đầu ngày 23/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chủ trì cuộc họp với các thành viên thường trực Hội đồng An ninh Liên bang Nga về Hiệp ước INF, sau khi Mỹ thử biến thể mới của tên lửa hành trình Tomahawk, loại tên lửa vốn bị cấm thử trong khuôn khổ INF.
Tại cuộc họp, Tổng thống Putin giao nhiệm vụ phân tích nguy cơ sau vụ thử của Mỹ và chuẩn bị biện pháp đáp trả tương xứng. Ông nhấn mạnh Nga sẵn sàng đối thoại trên tinh thần xây dựng và bình đẳng với Mỹ để khôi phục lòng tin và củng cố an ninh quốc tế. Nhà lãnh đạo Nga cũng khẳng định nước này sẽ không tham gia cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và có hại cho nền kinh tế.
Nhà lãnh đạo Nga nêu rõ việc Mỹ thử tên lửa mới chỉ 16 ngày sau khi rút khỏi INF cho thấy việc rút khỏi hiệp ước này đã được Washington lên kế hoạch từ lâu. Mỹ đã dựng lên một chiến dịch tuyên truyền để cáo buộc Nga vi phạm INF nhằm che đậy ý đồ rút khỏi hiệp ước và bố trí các tên lửa bị cấm tại nhiều khu vực trên thế giới.
Hãng tin RT dẫn phân tích của các chuyên gia quân sự cho rằng Moskva không cần thiết phải tham gia một cuộc chạy đua vũ trang mới kiểu thời Chiến tranh Lạnh. Bởi vì, Nga có những thế mạnh riêng và đặc biệt Nga có “các con át chủ bài” trong tay.
Vậy Nga có những “át chủ bài” nào để đối phó với mối đe dọa mới này?
Viktor Murakhovsky, một nhà phân tích quân sự và là một sĩ quan đội nghỉ hưu, cho rằng Nga có một loạt vũ khí vốn buộc phải cắt giảm tính năng kỹ thuật để đáp ứng những qui định trong Hiệp ước INF, theo đó cấm các tên lửa có tầm bắn từ 500-1.000km (tầm bắn từ ngắn tới trung) và các tên lửa tầm bắn 1.000-5.500km (tầm trung).
Ông Murakhovsky được dẫn lời nói: “Nga đã có sẵn hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander, đang trang bị cho các lữ đoàn tên lửa của Lục quân, với tầm bắn giới hạn (theo qui định của Hiệp ước INF). Tầm bắn của tên lửa Iskander đã được hạ xuống dưới 500km, chính xác là 480km. Và nay, khi những qui định giới hạn theo Hiệp ước INF không còn nữa, không gì có thể ngăn cản các nhà thiết kế vũ khí của chúng ta khôi phục tính năng kỹ thuật căn bản của các tên lửa”. Theo chuyên gia này, đây là giải pháp bất đối xứng rẻ nhất và hiệu quả nhất.
Ông Mikhail Khodarenok, một đại tá phòng không nghỉ hưu, cho rằng Nga cũng có thể tìm cách lập lại các đơn vị tên lửa chiến thuật vốn trước đây bị cấm trong khuôn khổ Hiệp ước INF.
Ông Khodarenok gợi ý: “Lấy ví dụ, một số lữ đoàn tên lửa tiền phương được trang bị các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất sẽ được triển khai và về tổng thể điều đó sẽ không làm bội chi ngân sách quốc phòng hiện nay”.
Tên lửa Kalibr của Nga. Nguồn: RT |
Ông đánh giá Moskva cũng có thể sớm thực hiện một vụ phóng tên lửa hành trình giống với vụ phóng tên lửa Tomahawk và “trong tương lai không xa, Nga sẽ trình làng một hệ thống tên lửa hành trình mặt đất mới”.
Chuyên gia Murakhovsky cho biết thêm một phương án khác đó là hệ thống tên lửa Club, vốn bình thường được ngụy trang như là container hàng hóa để có thể đặt trên xe tải, tàu hỏa hoặc tàu thương mại, qua đó cho phép tên lửa này luân chuyển và cất giấu mà không gây bất kỳ nghi ngờ nào. Giống như tên lửa đạn đạo Iskander, tầm bắn của tên lửa Club đã bị giảm xuống còn 300km và mang theo đầu đạn 500kg vì những giới hạn qui định trong INF.
Ngoài ra, Nga cũng có những vũ khí và công nghệ hàng đầu khác. Giới chuyên gia lưu ý mọi người có thể xem lại cách Moskva đáp trả việc Washington rút khỏi Hiệp ước ABM năm 2002.
Nga đã chế tạo và phiên chế hệ thống tác chiến độc lập, tên lửa siêu thanh Avangard. Phương pháp này cho phép Nga đáp trả tất cả các nỗ lực của Mỹ triển khai những hệ thống tên lửa như Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) hay Aegis, với mức chi phí chỉ bằng 1/1.000 so với Mỹ.
Giới quan sát đánh giá dù có “không ít át chủ bài” trong tay, song ưu tiên của Nga vẫn là ủng hộ duy trì kiểm soát vũ khí và đối thoại để giải quyết các khác biệt trong lĩnh vực này.
Tổng thống Putin đồng thời khẳng định với kho vũ khí tên lửa hiện có, cùng với những tiến bộ của quốc gia này trong phát triển tên lửa siêu thanh, Nga có đủ năng lực để đối phó với mọi mối đe dọa từ Mỹ.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh Moskva và Washington cần phải nối lại các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí nhằm ngăn chặn bùng phát "một cuộc chạy đua vũ trang không giới hạn". Ông Putin lưu ý để tránh một cuộc đua hỗn loạn không luật lệ, không giới hạn, Nga và Mỹ cần một lần nữa cân nhắc mọi hậu quả và tiến hành đối thoại nghiêm túc, ý nghĩa.
Phát biểu tại phiên họp khẩn cấp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 22/8 sau vụ thử tên lửa của Mỹ, Phó Đại sứ Nga tại LHQ Dmitry Polyanskiy cũng kêu gọi các nước châu Âu hành động để ngăn chặn Mỹ triển khai tên lửa tầm trung tại châu lục, khẳng định Nga sẵn sàng “đối thoại nghiêm túc” về kiểm soát vũ khí để đảm bảo tình hình an ninh và ổn định chiến lược.
Theo Baotintuc