Xu hướng chuyển dịch thương mại điện tử
Tại buổi làm việc ngày 11/11,áinắmtaycầnthiếtdẫnbướcdoanhnghiệpvừavànhỏViệtNamrabiểnlớsoi kèo chile vs paraguay Tiến sĩ Robert Yap, Chủ tịch điều hành Tập đoàn YCH, nhận định chuyển dịch sang thương mại điện tử đang là xu hướng chủ đạo trên thế giới. Tuy nhiên, ngay cả với những công ty, doanh nghiệp lớn thì việc chuyển đổi số từ bán hàng truyền thống sang thương mại điện tử cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Để thúc đẩy thương mại và kết nối trong khu vực Đông Nam Á, ông Robert Yap đã khởi xướng sáng kiến SGConnect và Mạng lưới Logistics bền vững ASEAN (ASLN).
Theo người đứng đầu YCH, tập đoàn này đã mở rộng hoạt động ở nhiều quốc gia, trong đó, tại Việt Nam, tập đoàn có hơn 1.000 nhân viên. Ông Robert bày tỏ mong muốn xây dựng Việt Nam trở thành một trung tâm cung ứng hiện đại, bền vững tại ASEAN, để hỗ trợ các SME “đi ra biển lớn”.
Để cụ thể hóa mục tiêu này, YCH dự định xây dựng một nền tảng “one-stop”, hỗ trợ các SME tổ chức gian hàng theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và tiết kiệm, sau đó kết nối gian hàng tới hàng loạt các kênh bán hàng trực tuyến phổ biến khác như Lazada, Shoppee, Amazon,…
Các SME khi tham gia nền tảng này sẽ nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn về cách làm thương hiệu, trong đó YCH với kinh nghiệm trong chuỗi cung ứng, sẽ có thể đảm nhiệm vai trò giao hàng tới các hub quốc tế, từ đó sản phẩm sẽ được tới tay người dùng cuối.
Không chỉ vậy, với vai trò là “điểm dừng duy nhất”, các SME sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể so với việc tự phát triển gian hàng trên từng sàn thương mại điện tử nói riêng.
“Cái nắm tay” cần thiết cho SME
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại buổi làm việc, Việt Nam là thị trường lớn với hơn 100 triệu dân, trong đó có hơn 800.000 doanh nghiệp SME đang cần được hỗ trợ để nâng cao sức cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử quốc tế.
Việc tham gia một sân chơi quốc tế lớn hơn, cạnh tranh hơn khiến nhiều SME không khỏi bỡ ngỡ. Do đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc “nắm tay”, hỗ trợ những người chơi còn nhỏ này đi đến một không gian lớn hơn là nhu cầu cấp thiết.
Bộ TT&TT hoan nghênh khát vọng biến Việt Nam trở thành một trung tâm cung ứng bền vững, tích hợp công nghệ cao tại ASEAN của YCH, đồng thời đề nghị tập đoàn có thể phối hợp với các doanh nghiệp địa phương, nhanh chóng đưa ra sản phẩm “demo” trong thời gian sớm nhất.
YCH thành lập năm 1955, là tập đoàn cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện hàng đầu có trụ sở chính tại Singapore. Tập đoàn YCH hiện kết nối hơn 100 địa điểm tại 15 quốc gia và có hơn 6.000 nhân viên.
Với hơn 60 năm kinh nghiệm, YCH đã phát triển thành đối tác quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, phục vụ nhiều thương hiệu toàn cầu.
Tại Việt Nam, YCH hợp tác với tập đoàn T&T thành lập Công ty liên doanh SuperPort Việt Nam, xây dựng cảng logistics đa phương thức trên diện tích 83ha tại huyện Bình Xuyên, với tổng vốn đầu tư 166 triệu USD. Tháng 8/2022, YCH đã ký biên bản ghi nhớ với Vietnam Airlines và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam để thiết lập kết nối cuối cho SuperPort Việt Nam.
Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có lời mời Tiến sĩ Robert Yap tham gia vào Hội đồng tư vấn cho Viện đào tạo Lãnh đạo và Quản lý của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tầm nhìn trong quản lý và phát triển doanh nghiệp. Ông Robert đã vui vẻ nhận lời mời.
Khát vọng xây dựng hạ tầng logistics quốc giaĐã có mặt tại Myanmar, Campuchia, Viettel Post sẽ mở rộng đầu tư tại Lào, Thái Lan và Trung Quốc với định hướng dài hạn là cung cấp giải pháp toàn trình cho logistics xuyên biên giới và tạo ra hành lang kết nối giữa các nước này với Việt Nam.