'Bốn người thuê nhà gánh hết thuế bất động sản thứ hai cho ông chủ trọ'_trực tiếp đá banh kèo nhà cái
Thời gian vừa qua giá chung cư cũ tại Hà Nội liên tục tăng cao và xác lập các đỉnh giá mới. Có một thực tế là sau cơn sốt,ốnngườithuênhàgánhhếtthuếbấtđộngsảnthứhaichoôngchủtrọtrực tiếp đá banh kèo nhà cái mặt bằng giá chung cư nói riêng và các bất động sản nhà ở nói riêng tại các thành phố lớn chỉ tăng hoặc đứng yên chứ không giảm như nhiều người kỳ vọng. Giá tăng cao khiến cho khả năng sở hữu nhà ở của đại bộ phận dân chúng trở nên càng xa vời.
Lúc này, những tranh luận về chuyện đánh thuế sở hữu bất động sản thứ hai, thuế chuyển nhượng bất động sản hay chậm chí là thuế thừa kế bất động sản lại trở nên sôi nổi trên các diễn đàn. Một bộ phận người dân tin rằng việc áp dụng các loại sắc thuế đánh mạnh vào bất động sản sẽ kéo giảm giá nhà ở. Tuy nhiên, tôi cho rằng điều này là không đơn giản như vậy.
Vấn đề đánh thuế bất động sản thứ hai đã được Chính phủ quan tâm, nghiên cứu cụ thể trong Đề án Luật Thuế tài sản năm 2018. Tuy nhiên, đến nay dự luật vẫn chưa được thông qua. Điều này là bởi các lo ngại về tác động tiêu cực của một sắc thuế mới, đặc biệt là bất động sản được áp dụng sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống nhân dân và toàn xã hội.
Xin nêu một ví dụ đơn giản để các bạn thấy rõ điều này: Ông M có hai bất động sản (một bất động sản để ở và một bất động sản xây dựng phòng trọ để cho thuê). Khách thuê trọ của ông M gồm bốn gia đình A, B, C và D. Gia đình anh A bán rau, gia đình anh B bán cơm, gia đình anh C làm công việc văn phòng và gia đình anh D làm công nhân.
Bỗng một ngày, nhà nước quyết định đánh thuế vào các bất động sản thứ hai. Như vậy, ông M phải đóng thuế cho bất động sản thứ hai là dãy nhà trọ của mình. Mức thuế áp dụng là 5 %/năm tính trên giá trị bất động sản. Để không bị giảm thu nhập từ việc cho thuê, ông M liền thông báo tăng giá cho thuê thêm 5% đối với các gia đình thuê trọ.
>> 'Kiểm soát giá nhà không chỉ bằng đánh thuế'
Lúc này, do tiền thuê nhà tăng, trong khi chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình vốn đã đắt đỏ, anh A bắt buộc tăng giá bán rau thêm 5% để bù vào tiền thuê nhà. Do giá nguyên liệu đầu vào (rau củ) tăng, cộng với tiền thuê nhà tăng, nên anh B cũng phải tăng giá bán mỗi đĩa cơm thêm 5%. Do thu nhập không đổi nhưng tiền thuê trọ tăng, tiền ăn tăng nên tiết kiệm giảm, dẫn đến khả năng mua nhà của anh C càng trở nên xa vời. Còn anh D làm công nhân nên thu nhập thấp, mọi chi phí sinh hoạt đều tăng cao dẫn đến gia đình không thể trụ nổi và phải dắt díu nhau về quê.
Sau một thời gian, anh A, anh B thu nhập tăng được chút ít, nhưng giá cả, chi phí đều tăng mạnh, dẫn đến mức sống không được cải thiện và vẫn không có khả năng mua nhà. Anh C đòi công ty tăng lương để bù lại cho chi phí sinh hoạt. Công ty tăng lương cho anh C dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng và phải tăng giá bán hàng hóa.
Còn vợ chồng anh D sau khi về quê một thời gian, không có việc làm, lại phải dắt díu nhau lên thành phố. Lúc này không chỉ tiền thuê nhà mà mọi chi phí, hàng hóa đều tăng cao, anh D ngoài làm công nhân vào ban ngày, còn phải chạy xe ôm vào ban đêm để trang trải chi phí. Thay vì làm việc 10 tiếng một ngày thì bây giờ phải làm hai công việc 14-15 tiếng một ngày để duy trì được mức sống như cũ.
Sau một thời gian đánh thuế sở hữu bất động sản thứ hai, giá cả hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ, mọi chi phí đều tăng khiến sống người dân càng khó khăn hơn. Người lao động phải làm việc nhiều giờ hơn để duy trì được mức sống như cũ. Trong khi đó, chủ thể mà luật thuế hướng đến là ông M thì hầu như không bị ảnh hưởng.