Những hợp tác đa ngành nhằm phòng bệnh,ềubệnhnhânungthưđầuhàngdothiếutiềkết quả rangers phát hiện sớm, điều trị bệnh cũng như xây dựng các chính sách thiết thực cho bệnh nhân ung thư Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn đang thiếu một quỹ tài chính thực sự để điều trị căn bệnh “tử thần” này.
Thiếu quỹ tài chính hữu hiệu cho ung thư
Thực tế nghiên cứu cũng cho thấy hàng trăm ngàn bệnh nhân ung thư của Việt Nam và gia đình họ đang phải gánh chịu những hệ lụy về tài chính nặng nề từ điều trị ung thư với đủ các loại chi phí như tiền hỗ trợ điều trị, chi trả tiền thuốc và các khoản chi phí không tên khác.
Đa số bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị thêm khó khăn, tốn kém, tỷ lệ tử vong cao. Nhiều gia đình phải đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính nặng nề, chẳng khác nào mắc thêm bệnh “ung thư tài chính” và một kết cục đau lòng là nhiều bệnh nhân chấp nhận bỏ cuộc chờ chết do gánh nặng chi phí chữa trị.
Theo kết quả từ nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu George về chi phí điều trị ung thư tại các nước Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam), 55% bệnh nhân ung thư tử vong trong vòng 12 tháng sau khi phát hiện bệnh hoặc gặp phải hệ lụy tài chính. Trong đó, 31% ca gặp hệ lụy tài chính, 24% ca tử vong, 41% bệnh nhân sống sót sau 1 năm chẩn đoán phải đối mặt với hệ lụy tài chính từ chi phí điều trị.
Ảnh minh họa |
Số liệu được thống kê từ Theo Trung tâm Y học Hạt nhân và ung bướu thì cho thấy 34% bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc điều trị sau 12 tháng phát hiện bệnh, 22% không thể thanh toán chi phí đi lại, 24% không đủ khả năng chi trả chi phí thường xuyên trong gia đình như tiền điện nước, gas…
Trước thực tế đau lòng trên, nhiều khuyến nghị trong phòng và kiểm soát ung thư được đưa ra đó là tăng cường chính sách kiểm soát và hạn chế các yếu tố gây nguy cơ như sử dụng thuốc lá, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các bệnh lây nhiễm, đầu tư trong phát hiện sớm một số loại ung thư phổ biến để giảm chi phí điều trị ung thư cho các cá nhân, hộ gia đình và xã hội.
Và để trang trải các khoản phí không nhỏ, gia đình bệnh nhân đã xoay tiền bằng nhiều cách từ nguồn tiền tiết kiệm, bán tài sản hiện có hay vay mượn họ hàng người thân, gây xáo trộn, ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của những người xung quanh. Nhưng tất nhiên không phải ai cũng có sẵn các nguồn tiền trên.
Vì vậy, theo các chuyên gia, đó chỉ là giải pháp tài chính mang tính tính huống, còn thụ động và chưa thực sự hữu hiệu. Ghi nhận từ bệnh viện K cho thấy không ít bệnh nhân cũng như gia đình họ nhất là những bệnh nhân “vô sản”, không có điều kiện dễ dàng buông xuôi cho số mệnh, chấp nhận đầu hàng sớm căn bệnh “nhà giàu” này do vượt quá khả năng tài chính ngay cả khi biết chắc bệnh của mình được chữa khỏi nếu đủ tiền.
Quỹ tài chính hữu hiệu nào?
Trong khi đó, các quỹ tài chính phi lợi nhuận mang tính cộng đồng đến từ các cơ quan ban ngành, từ hệ thống các Tập đoàn, DN lớn, cơ quan báo chí, bệnh viện... lại chưa đủ mạnh để có thể hỗ trợ lượng lớn bệnh nhân đang mắc ung thư tại Việt Nam khi ước tính mỗi năm nước ta phải đối mặt với 126,000 ca mắc mới với con số tử vong lên đến 94,000 ngàn ca (theo thống kê từ Hội Ung thư Việt Nam).
Ngay cả với Quỹ chuyên hỗ trợ bệnh nhân ung thư cũng chưa thể kham nổi. Là tổ chức phi lợi nhuận với các hoạt động từ thiện hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thư, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ về ung thư góp phần nâng cao chất lượng phòng chống ung thư ở Việt Nam, sau 6 năm hoạt động, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng đã giúp bệnh nhân ung thư có thêm niềm tin phòng chống căn bệnh này và hy vọng một ngày mai tươi sáng
Tuy nhiên, về tài chính, do mục đích hoạt động chỉ hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo trên cả nước nên chưa thể phủ rộng đến mọi đối tượng bệnh nhân ung thư. Tổng hợp từ trang Ngày mai tươi sáng thì mức hỗ trợ phổ biến là dưới 10 triệu đồng/bệnh nhân nghèo.
Trong khi đó, ung thư không loại trừ ai, có thể mắc ở mọi lứa tuổi, các vùng địa lý và mọi hoàn cảnh không kể giàu nghèo, chưa kể có ca điều trị phải bỏ ra tiền tỷ mới có hy vọng “chiến thắng” bệnh do phát hiện muộn, chữa bệnh dài ngày gây tốn kém ngay cả với bệnh nhân có bảo hiểm y tế.
Vì vậy, các chuyên gia cũng nhìn nhận nếu không chủ động tự gây quỹ cho chính mình nhằm đối phó với những rủi ro bệnh tật bất ngờ ập đến, nhất là với căn bệnh “tử thần” như ung thư thì không dễ chiến thắng bệnh tật.
“Nếu chỉ thụ động trông chờ vào nguồn tiền tự có và các nguồn tiền tự phát từ các nhà hảo tâm thì sẽ rất khó để bệnh nhân có thể vượt qua những áp lực kinh tế đang đè nặng vì đó chỉ là những khoản tiền thêm thắt, mang tính hỗ trợ thêm kinh phí điều trị. Trong điều kiện chưa có nhiều chính sách tài chính hỗ trợ tích cực từ nhà nước, bên cạnh việc tự chăm lo sức khỏe, mỗi người dân Việt Nam cần chủ động lên kế hoạch tài chính hợp lý, để phòng trách rủi ro từ căn bệnh “nhà giàu”- ung thư”, một chuyên gia cho biết.
Trong đó, các sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y có mặt trên thị trường nhiều năm qua được coi là bù đắp phần nào nỗi lo về tài chính, với các quyền lợi chi trả về điều trị, nằm viện...
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm bệnh hiểm hiện có này chỉ chi trả quyền lợi khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Cũng có sản phẩm bảo hiểm giai đoạn đầu nhưng cũng chỉ là sản phẩm mang tính lồng ghép, không “đặc trị” ung thư, quyền lợi chi trả còn khiêm tốn, chỉ giúp trang trải phần nào khoản tài chính khổng lồ phải bỏ ra cho việc điều trị. Tính chung, tại thị trường Việt Nam cũng chưa có 1 sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt nào dành cho ung thư.
Do đó, một sản phẩm dành riêng cho ung thư với quyền lợi chi trả hấp dẫn mới được xem là “cứu cánh” như một nguồn tài chính hữu hiệu để phòng tránh “ung thư” tài chính bất ngờ ập đến.
Được biết, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam như Bảo Việt... đã bắt đầu nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm bảo hiểm ung thư chuyên biệt, cho phép chi trả cho người mua bảo hiểm ngay sau khi phát hiện ra mắc bệnh ung thư bảo hiểm, với quyền lợi chi trả lên đến 1,2 tỷ đồng, giúp hỗ trợ tài chính kịp thời và toàn diện.
Lan Anh(th)