Theốntỷđổibiểnsốmàuvàngdânxekinhdoanhphânvâchi tiết bóng đáo Cục CSGT, số xe ô tô phải đổi từ biển trắng sang biển vàng ước có tới 2 triệu chiếc. Trong đó, hơn 1 triệu chiếc chỉ là con số thống kê đối với riêng xe tải, xe khách, rơ-mooc, sơ-mi rơ-mooc các loại. Gần 1 triệu chiếc còn lại là các loại xe taxi truyền thống, taxi công nghệ, xe hợp đồng.
Lo tốn tiền, mất thời gian
Quy định cấp đổi biển số đối với xe kinh doanh vận tải đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong Thông tư số 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an vừa được ban hành.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, Chủ tịch Liên hiệp HTX Liên minh Kinh tế điện tử 4.0 Nguyễn Xuân Tuấn bày tỏ, hiện Liên hiệp có hơn 20.000 đối tác thành viên là các tài xế taxi công nghệ, việc chuyển đổi biển số ban đầu sẽ gây khó khăn và phát sinh chi phí cho doanh nghiệp và tài xế.
“Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, phí đổi biển là 150.000 đồng, Như vậy, chúng tôi sẽ phải chi khoảng 3 tỷ đồng. Việc làm thủ tục cấp đổi biển sẽ ít nhiều bị gián đoạn đến hoạt động vận tải của doanh nghiệp và thu nhập của tài xế”.
Dự kiến khoảng 2 triệu xe ô tô kinh doanh vận tải sẽ phải đổi sang biển số màu vàng |
Đồng tình với ý kiến trên, ông Dương Trung Kiên – Giám đốc một công ty chuyên về kinh doanh ô tô vận tải tại Hà Nội cho rằng, nếu chia màu biển số xe chỉ để phân biệt xe kinh doanh và xe thường thì sẽ gây ra lãng phí lớn về thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp, nhất là sau đợt “điêu đứng” bởi dịch Covid-19 vừa qua.
“Với 2 triệu xe phải đổi biển, cả nước hết khoảng 300 tỷ đồng. Chưa kể đến chi phí cơ hội khi lái xe phải mất nhiều thời gian để làm các thủ tục này”, ông Kiên nói.
Ông Kiên dẫn chứng thêm, đối với xe dịch vụ hay xe hợp đồng, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/4, trong đó quy định bắt buộc các xe phải dán chữ “Xe hợp đồng” hoặc “Xe taxi” bằng chất liệu phản quang lên kính trước và sau để nhận diện.
“Sắp tới, những ô tô này có biển số màu vàng nhưng vẫn phải dán chữ lên kính thì liệu có gây chồng chéo, rối rắm hay không?”, ông Kiên nêu ý kiến.
Trên thực tế, đối với loại hình taxi công nghệ như Grab, Be, Fast Go, … chiếc xe là phương tiện cá nhân. Nhiều tài xế tham gia chạy dịch vụ chỉ là công việc làm thêm. Ngoài việc chở khách vào thời gian trống, các chủ xe còn sử dụng để phục vụ công việc chính và gia đình.
Anh Hoàng Văn Cường (35 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân - Hà Nội), chia sẻ, công việc chính của anh là một giáo viên nhưng lúc rảnh rỗi, anh sử dụng xe để chạy Grabcar. Anh tỏ ra ái ngại nếu chiếc xe được quy chặt vào loại “xe kinh doanh vận tải”.
“Ô tô cá nhân của mình giờ phải mang biển số màu vàng như taxi, đương nhiên tôi thấy không thoải mái lắm. Chiếc xe còn phục vụ cho đi về quê, đối ngoại hoặc giao dịch công việc khác...Mặt khác, biển số hiện tại của tôi là biển tam hoa (ba số cuối giống nhau – PV) đăng ký tại Hà Nội, giờ bỏ đi thay biển khác cũng tiếc. Tôi sẽ cân nhắc xem có nên tiếp tục chạy Grab nữa hay không”, anh Cường nói.
Kích thước biển số ô tô hiện nay. Ảnh: Zing |
Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Tuấn nhận định, đối với ngành nghề kinh doanh taxi công nghệ, việc phân biệt quá giữa xe biển trắng/biển vàng sẽ tạo tâm lý e ngại cho chủ sở hữu xe kinh doanh vận tải, có thể dẫn tới số lượng xe công nghệ giảm đi một lượng lớn.
“Việc phân vân, e ngại này làm cho nhiều xe cá nhân nhàn rỗi không có điều kiện hoặc không muốn kinh doanh vận tải, đi ngược lại xu thế về kinh tế chia sẻ đang phổ biến hiện nay”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Tuấn vẫn cho rằng, dưới góc độ của nhà quản lý, kinh doanh vận tải là ngành đặc thù có nhiều rủi ro và ảnh hưởng tới xã hội nên việc kiểm soát sự an toàn trong lĩnh vực này là cần thiết và phù hợp.
“Dù ban đầu còn nhiều băn khoăn, lo lắng nhưng cá nhân tôi vẫn ủng hộ việc này”, Chủ tịch Liên hiệp HTX Liên minh Kinh tế điện tử 4.0 nói.
Một số chuyên gia giao thông cho rằng, việc ô tô liên tục đổi biển số khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, nếu kiểm soát không tốt có thể sẽ phát sinh những hệ luỵ phức tạp về an ninh trật tự.
Tiện lợi cho quản lý
Trước những băn khoăn của lái xe và doanh nghiệp, Trung tá Phạm Việt Công - Trưởng phòng Hướng dẫn đăng ký và kiểm định phương tiện (Cục CSGT, Bộ Công an) đã thẳng thắn trao đổi với phóng viên VietNamNet về các vấn đề trên.
Trung tá Phạm Việt Công cho biết, việc đổi biển số sang màu vàng, kích thước lớn hơn sẽ giúp cơ quan chức năng dễ dàng trong việc nhận biết và quản lý.
“Đổi biển sẽ tạo sự thuận lợi cho việc kiểm soát và tổ chức giao thông, tạo nên sự bình đẳng cho các phương tiện. Ví dụ trên cùng một tuyến đường cấm xe kinh doanh vận tải thì taxi công nghệ vẫn hoạt động còn taxi truyền thống thì không”,Trung tá Công nói.
Về băn khoăn của người dân lo quá tải tại các điểm cấp đổi biển số, Trung tá Phạm Việt Công khẳng định, thủ tục này sẽ rất nhanh. Chủ xe nộp đầy đủ giấy tờ cấn thiết sẽ được làm thủ tục bấm và cấp biển số ngay lập tức chứ không phải chờ 7 ngày như trước.
“Chúng tôi không dồn toàn bộ người dân về các điểm đăng ký tập trung, người ở địa phương nào sẽ tới đổi biển ở cơ quan đăng ký xe địa phương đó. Tới nay, các địa phương, đơn vị đều đảm bảo cơ sở vật chất, tập huấn cán bộ, sẵn sàng cho ngày 1/8 tới đây”, Trung tá Công nói.
Tổng lệ phí cho việc đổi biển số và cấp lại giấy đăng ký xe là 150.000 đồng cho mỗi phương tiện. “Lệ phí này áp dụng theo quy định tại Thông tư 29 của Bộ Tài chính chứ không phải do Bộ Công an ban hành”, đại diện Cục CSGT cho biết.
Trước lo ngại gây tốn kém cho doanh nghiệp, lái xe, Trung tá Phạm Việt Công cho rằng, mức lệ phí này không quá lớn, không tạo nên gánh nặng cho chủ xe và nếu quản lý tốt còn có thể giảm bớt các chi phí khác như dán logo hay tem nhận diện.
Theo quy định tại Thông tư 58, đối với ô tô kinh doanh vận tải sẽ được gắn 2 biển số màu vàng giống nhau với kích thước chiều cao là 165mm, chiều dài là 330mm. |
“Biển số mới sẽ được lắp vừa khít với hầu hết các mẫu xe hiện nay, đảm bảo thẩm mỹ. Đây là kích thước biển số mà nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản hay Châu Âu đang sử dụng”, Trung tá Công chia sẻ với phóng viên VietNamNet và khẳng định: “Bộ Công an sẽ tạo điều kiện tối đa để người dân làm thủ tục cấp đổi biển số từ nay đến hết 31/12/2021”.
Nhiều chuyên gia về giao thông cho rằng, một chính sách mới ảnh hưởng đến diện rộng các đối tượng trong xã hội, lại làm phát sinh thời gian và chi phí tới hàng trăm tỷ đồng như vậy cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để tránh gây phản ứng cho dư luận.
Từ 1/8, tất cả xe kinh doanh vận tải phải thu hồi biển số, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe và cấp đổi lại biển số sang loại màu vàng với kích thước lớn hơn biển số hiện tại. Thời gian cấp đổi từ 1/8/2020 đến hết 31/12/2021. Biển số xe ô tô kinh doanh vận tải có nền màu vàng, chữ và số màu đen, seri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe. Hiện, các phương tiện gắn 2 biển số với 2 kích cỡ giống nhau. Trong đó, biển số dài thường lắp ở đầu xe có kích thước 110mm x 470mm và biển số ngắn (vuông) thường gắn ở đuôi xe có kích thước 200mm x 280mm. Biển số vàng sẽ có duy nhất một kích thước mới là 165mm x330mm để gắn cho 2 vị trí trên xe. (Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định Quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) |
Hoàng Hiệp
Bạn nghĩ gì về vấn đề thay đổi màu sắc và kích thước biển số đối với xe kinh doanh vận tải? Mời bạn đọc gửi bình luận dưới bài viết này. Các tin bài và video từ cam hành trình xin được gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Tin bài, video phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hiện cả nước có hơn 1 triệu ô tô kinh doanh vận tải. Tất cả số phương tiện trên đều phải đổi từ biển trắng sang loại biển số màu vàng với kích thước lớn hơn từ 1/8 tới theo Thông tư 58 của Bộ Công an.
相关文章:
相关推荐:
0.588s , 7483.0546875 kb
Copyright © 2025 Powered by Tốn 300 tỷ đổi biển số màu vàng, dân xe kinh doanh phân vân_chi tiết bóng đá,Xổ số 88