Tôi thuộc thế hệ 8X,ếtkiệmmuanhà GenZnợbốnthẻtíndụbrighton vs man city lúc mới ra trường và đi làm, lương tháng của tôi chỉ vỏn vẹn 760.000 đồng. Nhưng cứ sau 2-3 tháng, nhờ chi tiêu tiết kiệm, tôi lại mua được một chỉ vàng để cất giữ, để dành cho tương lai.
Quan điểm chi tiêu của tôi khá chặt chẽ, nên năm 30 tuổi, tôi đã mua được một nền đất với giá gần 500 triệu đồng. Sau vài năm, tôi mua thêm được một miếng đất nữa, rồi xây nhà trên đó để ở. Trước đó, hai vợ chồng tôi chấp nhận ở trong căn phòng trọ 12 m2, không có gác xép, chẳng có máy lạnh.
Tất cả những gì chúng tôi có hôm nay đều là tự làm mà có, không hề được sự giúp đỡ nào từ bố mẹ hai bên. Lương của vợ tôi chủ yếu để vợ chi tiêu cá nhân và thỉnh thoảng mua đồ dùng, quần áo cho con cái; còn tôi lo tất cả từ sữa, bỉm, điện, nước, ăn uống, học hành, đối nội và đối ngoại...
Công việc của tôi trước kia là ở nhà máy. Sau này, tôi tự học thêm tiếng Anh, xin lên phòng sale, lương cũng được tầm 7-8 triệu đồng một tháng (năm 2008). Nhưng do tính chất công việc nên tôi phải kiếm các mặt hàng tương tự để tự mình làm thêm, buôn bán từ những cái nhiều người coi như bỏ đi. Mỗi ngày, tôi chạy cả trăm cây số trên chiếc xe máy cà tàng để duy trì công việc và thu nhập.
>> Gen Z không muốn 'khổ trước sướng sau' như thời cha mẹ
Hiện nay, tôi đang làm quản lý cho một công ty nước ngoài. Làm chung với tôi có khá nhiều bạn trẻ Gen Z. Nhìn họ, tôi thấy lúc nào cũng sành điệu, từ quần áo đến điện thoại iPhone đời mới nhất, xe máy cũng phải là xe tay ga cỡ SH đổ lên, đặt đồ ăn trưa hoặc trà sữa cũng đều là từ những thương hiệu nổi tiếng, đắt đỏ... Nhưng tháng nào nhận lương, họ cũng phải trả nợ cho 3-4 cái thẻ tín dụng cùng lúc.
Trước kia, tôi cũng khuyên các bạn ấy nên bỏ bớt thẻ tín dụng đi để tránh lạm chi. Nhưng sau này, tôi không khuyên nữa vì hầu như các bạn cứ tiếc rẻ mấy chương trình khuyến mãi nên không nỡ đóng thẻ. Ở đây, vấn đề thẻ tín dụng không phải là xấu, nó là công cụ thúc đẩy văn hóa tiêu dùng, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả thì mỗi người phải tìm cho mình một phương pháp phù hợp nhất với bản thân.
Hy vọng câu chuyện của tôi sẽ giúp các bạn trẻ thay đổi được phần nào suy nghĩ và thói quen tiết kiệm. Đừng bao giờ để tâm trí mình bị lấn át bởi suy nghĩ "tiết kiệm chẳng được bao nhiêu nên cứ tiêu xài, hưởng thụ đi trước khi quá muộn".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.