Bầm tím thường là dấu hiệu cho thấy có tổn thương ở các mạch máu,ếtbầmtímchỉđiểmnhữngloạiungthưnguyhiểlịch thi đấu cúp tây ban nha thường sau khi bị chấn thương nhẹ trong những hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết bầm cũng có thể cảnh báo các loại ung thư như bạch cầu, ung thư hạch, đa u tủy xương và ung thư gan, theo trang Health Digest.
Theo bác sĩ Eunice Wang, chuyên gia huyết học và Trưởng Bộ phận Dịch vụ Bệnh bạch cầu/Huyết học tại Trung tâm Ung thư toàn diện Roswell Park (Mỹ), nếu thường xuyên phát hiện các vết bầm mới xuất hiện trên da mà không rõ nguyên nhân, mọi người nên gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Việc đi khám là rất cấp thiết nếu có các triệu chứng khác như sốt, chảy máu nhiều, đốm xuất huyết dưới da, mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm hoặc hạch sưng.
Bạch cầu (Ung thư máu)
Với bệnh nhân bạch cầu, vết bầm xảy ra do số lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp. Tiểu cầu giúp đông máu khi mạch máu bị tổn thương. Khi mắc bệnh, các tế bào bạch cầu sẽ lấn át các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả tiểu cầu, khiến bệnh nhân dễ bị bầm tím.
Đây cũng là dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân bạch cầu. Vết bầm có thể có màu đậm hơn và hình dạng không đều, thường xuất hiện ở những khu vực không thường bị bầm như đầu, mặt, đùi, lưng, tay, mông, tai và ngực. Theo thời gian, vết bầm có thể không mờ đi, thậm chí phát triển lớn hơn.
Người bệnh bạch cầu cũng có các triệu chứng khác như dễ bị chảy máu nhiều và bất thường, da nhợt nhạt, chảy máu cam, chảy máu chân răng và kinh nguyệt nhiều. Một số triệu chứng khác cần lưu ý là sốt, ớn lạnh, giảm cân không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi, đau xương, sưng hạch bạch huyết.
Ung thư hạch
Giống bệnh bạch cầu, ung thư hạch xảy ra khi các tế bào ung thư trong tủy xương lan rộng và lấn át các tế bào máu khỏe mạnh như tiểu cầu, dẫn đến mức tiểu cầu không đủ trong cơ thể.
Việc thiếu tiểu cầu khiến máu không thể đông như bình thường, gây ra các vết bầm không rõ nguyên nhân và chảy máu bất thường.
Bên cạnh các vết bầm không rõ nguyên nhân, các dấu hiệu cảnh báo khác của loại ung thư này cũng bao gồm mệt mỏi, hạch bạch huyết sưng ở cổ, nách hoặc vùng háng (thường không đau). Sốt, đổ mồ hôi ban đêm, ngứa da và giảm cân không rõ nguyên nhân cũng là những triệu chứng cần lưu ý.
Với ung thư hạch không Hodgkin, người bệnh cũng có những cơn đau xương, đặc biệt là ở chân, xương sườn, cột sống hoặc xương chậu.
Đau tủy xương
Đây là một bệnh máu ác tính, gây ra do sự tăng sinh tích lũy tế bào dòng plasmo dẫn đến tăng sinh các kháng thể gây phá hủy xương. Khi tủy sản xuất một lượng lớn các tế bào này, thay thế các tế bào hồng cầu, tiểu cầu và các tế bào bạch cầu khỏe mạnh khác, cơ thể người bệnh dễ bị chảy máu nhiều và bầm tím.
Đa u tủy xương có thể không gây triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo cần được chú ý là đau xương ở lưng, mông hoặc xương sườn; xương yếu và dễ gãy; thiếu máu; nhiễm trùng thường xuyên; tăng canxi máu bất thường; máu có độ nhớt cao.
Ngoài ra, người bệnh cũng xuất hiện các vấn đề về thận như chán ăn; sụt cân; sưng mắt cá chân, bàn chân và tay; mệt mỏi; ngứa da và khó thở.
Ung thư gan
Bên cạnh tiểu cầu, cơ thể cũng cần một số protein do gan sản xuất để giúp đông máu và ngăn mạch máu bị thương. Khi gan bị tổn thương bởi ung thư, mức protein đông máu không đủ trong cơ thể, khiến người bệnh dễ bị bầm tím.
Ngoài các vết bầm, một số dấu hiệu cảnh báo từ gan mà bạn không nên bỏ qua là giảm cân không rõ nguyên nhân; chán ăn; đau bụng trên bên phải hoặc đau bả vai bên phải; bụng chướng; có cục cứng dưới xương sườn; mệt mỏi; buồn nôn, nôn mửa; vàng da, ngứa da, phân nhạt màu và nước tiểu sẫm màu.
Diệu Linh