您现在的位置是:La liga >>正文

Kinh tế số: Đóng góp quan trọng trên sân chơi toàn cầu_kèo chấp là gì

La liga927人已围观

简介Công nghệ số là một phần không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày. Tác dụng của nó hiển hiện khắ ...

Công nghệ số là một phần không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày. Tác dụng của nó hiển hiện khắp mợi nơi,ếsốĐónggópquantrọngtrênsânchơitoàncầkèo chấp là gì từ truy cập các dịch vụ thiết yếu đến mua bán sản phẩm trên nền tảng số hay học tập, làm việc từ xa. Ngày nay, kinh tế số là một cấu thành quan trọng trong công cuộc chuyển đổi của nhiều quốc gia. Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu nhận thức rõ tác động của cơ cấu kinh tế mới và giới thiệu những sáng kiến, quy định, chiến lược cụ thể để hỗ trợ. 

Góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm

Kinh tế số ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế. Trong kỷ nguyên số, tất cả các nhà sản xuất và người tiêu dùng đều sử dụng các đầu vào điện tử - từ công nghệ, hạ tầng số đến dịch vụ số, dữ liệu – trong mọi hoạt động để tạo ra giá trị. Kết quả là kinh tế số đóng góp quan trọng cho GDP và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, kinh tế số của Trung Quốc tăng nhanh chóng những năm gần đây, trở thành động lực chính cho GDP quốc gia. Với quy mô 5,4 nghìn tỷ USD, kinh tế số Trung Quốc phụ trách 40% GDP năm 2020 và giúp nước này vượt qua những thách thức mà Covid-19 đặt ra, đạt mức tăng trưởng chung 9,6%.

{keywords}
 

Nhờ nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế số, một số nước biến nó thành viên gạch nền trong chiến lược hồi phục và tăng trưởng của họ. Ví dụ, Trung Quốc đưa kinh tế số thành một thành phần cốt lõi trong chiến lược quốc gia 2021-2025. Tương tự, Kế hoạch kinh doanh số 800 triệu AUD của Australia đóng vai trò không nhỏ trong chiến lược phục hồi kinh tế, với mục tiêu trở thành nền kinh tế số dẫn đầu vào năm 2030. Kế hoạch dự phóng tăng GDP thường niên lên 6,4 nghìn tỷ GDP vào năm 2024.

Tạo công ăn việc làm là lĩnh vực trọng tâm của các chính phủ khắp thế giới. Trong nền kinh tế hậu Covid-19, sự chuyển đổi căn bản trong cách làm việc đã tạo ra những thách thức mới đối với kỹ năng của người lao động. Tuy nhiên, nó cũng mở ra những cơ hội mới hấp dẫn. Sự nổi lên của nền kinh tế chia sẻ là một ví dụ nổi bật. Một thập kỷ trước, kinh tế chia sẻ chưa ra đời nhưng nay đã cung cấp sinh kế cho hàng trăm triệu người. Tại Trung Quốc, kinh tế chia sẻ tăng 1,3% năm 2020 và có 6,31 triệu lao động. Uber – dịch vụ gọi xe của Mỹ - tuyển dụng khoảng 3 đến triệu tài xế khắp nơi. Kinh tế chia sẻ còn có hiệu ứng sâu rộng trong đối phó với tình trạng thất nghiệp do dịch Covid-19 gây ra.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cao đã tạo ra sự phân hóa ngay trong một nước, khiến người giầu càng giầu thêm và người nghèo, đặc biệt tại khu vực nông thôn, hẻo lánh, ngày càng nghèo đi. Trong nhiều thập kỷ, các tổ chức và chính phủ toàn cầu đã cố gắng giải quyết sự bất bình đẳng này thông qua các phương tiện khác nhau. Dù công nghệ luôn là công cụ cần thiết, sự trỗi dậy của kinh tế số đã hồi sinh nỗ lực lấp đầy khoảng cách. Thực tế, trong kinh tế số, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp hơn từ bất kỳ nơi đâu.

Phục vụ những người yếu thế, SME

Hiện nay, 93% dân số thế giới truy cập Internet trên điện thoại, mức độ bao phủ của mạng 4G là 85%. Cùng lúc này, giá cước dữ liệu ngày một rẻ hơn. Năm 2019, chi phí dịch vụ băng rộng di động tại 95 quốc gia chiếm chưa tới 2% thu nhập trung bình hàng tháng. Khoảng 48 nước đang tiến gần tiêu chuẩn này, với chi phí trung bình từ 2-5%.

Hơn nữa, nhiều tổ chức hàng đầu cũng góp sức xử lý khoảng cách kỹ thuật số. Chẳng hạn, Huawei hợp tác với UNESCO và GSMA cho sáng kiến bao trùm kỹ thuật số TECH4ALL, với 4 lĩnh vực trọng tâm: giáo dục, bảo vệ môi trường, y tế và phát triển cân bằng. Các sáng kiến nhằm giúp công nghệ số trở nên rẻ hơn, cải thiện bộ kỹ năng kỹ thuật số của cộng đồng, tạo ra hệ sinh thái số để hỗ trợ lập trình viên xây dựng ứng dụng cho các cộng đồng khác nhau.

Cuối cùng, kinh tế số tạo sự đột phá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). 90% doanh nghiệp thế giới là SME với hơn 50% lao động. Hầu hết đều hoạt động trong các lĩnh vực như bán lẻ, bán buôn, du lịch, đi lại, sản xuất. Thương mại số đang thay đổi bức tranh ngành absn lẻ, trong khi kinh tế chia sẻ “xốc lại” bộ mặt ngành du lịch, đi lại và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng ảnh hưởng đến sản xuất.

Kinh tế số mang đến cho SME cơ hội đổi mới và tăng trưởng. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm thách thức khi họ không có đủ tiềm lực và chín muồi về công nghệ như đối thủ lớn. Nhiều nền kinh tế lớn đang để mắt đến vấn đề này. Chẳng hạn, Australia dành 28 triệu AUD trong ngân sách 2021-2022 để hỗ trợ doanh nghệp nhỏ chuyển đổi số và tham gia tốt hơn vào kinh tế số.

Thách thức của kinh tế số

Thời đại nào cũng vậy, thách thức luôn song hành cùng cơ hội. Để phát triển trong nền kinh tế số, các tổ chức cần chuyển đổi thành doanh nghiệp số. Được “bơm” dữ liệu, doanh nghiệp số sẽ cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng thông qua các nền tảng số, được hỗ trợ nhờ hạ tầng số liên tục phát triển, mở rộng. Tuy nhiên, tại Trung Đông, 62% doanh nghiệp vẫn chưa đạt tới độ chín về chuyển đổi số để tận dụng tiềm năng đột phá của các sáng kiến kỹ thuật số. Để làm được vậy, họ phải tái tạo mô hình kinh doanh, tư duy lại mô hình làm việc và bắt tay với đối tác. 

Thành công của một tổ chức trong kinh tế số sẽ phụ thuộc vào năng lực thu thập, đồng bộ và phân tích dữ liệu cũng như khả năng áp dụng kết quả trên quy mô lớn. Hầu hết vẫn đang vật lộn với số lượng dữ liệu khổng lồ và đa dạng. Lượng dữ liệu toàn cầu tạo ra dự kiến tăng gấp ba trong 5 năm tới, từ 64ZB năm 2020 lên 180ZB năm 2025, trong đó 80% chưa được cấu trúc. Nếu không đánh giá được dữ liệu, tổ chức không thể nào sử dụng hiệu quả. Họ có thể tìm đến giải pháp phân tích trí tuệ nhân tạo để trợ giúp.

Một thách thức nữa cần vượt qua là các kỹ năng số trong môi trường làm việc. Một nghiên cứu chỉ ra hơn 50% Giám đốc Công nghệ thông tin khó tuyển được người tài có kỹ năng số đảm bảo. Ngoài ra, dịch Covid-19 buộc nhiều nhân viên phải làm việc từ xa. Do những thay đổi như vậy, mô hình làm việc thúc đẩy sự hợp tác hơn nữa giữa con người và máy móc, kích hoạt những trải nghiệm mới, không giới hạn trong 4 bức tường. Một số doanh nghiệp nhanh chóng ứng dụng quy trình tự động hóa dựa trên trí tuệ nhân tạo để đạt hiệu quả cao hơn, kiềm chế chi phí nhằm giành được lợi thế cạnh tranh.

Du Lam

Hành trình phát triển kinh tế số Indonesia

Hành trình phát triển kinh tế số Indonesia

Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, là quốc gia đông dân thứ tư thế giới và là thành viên của G20.

Tags:

相关文章



友情链接