- Một số giải pháp giúp gắn kết doanh nghiệp (DN) và nhà trường (NT) đã được đưa ra trong buổi tọa đàm “Gắn kết trường đại học với công giới trong đào tạo chương trình tiên tiến,àtrườngcầnchosinhviênđithựctếsớmhơkeonbacai chất lượng cao và POHE” diễn ra tại ĐH Kinh tế quốc dân sáng ngày 26/1.
Tọa đàm có sự góp mặt của đại diện lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân và nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước |
Báo cáo tổng kết của đại diện trường đưa ra 5 rào cản khiến mối quan hệ DN-NT xưa nay chưa được như mong đợi: Rào cản về quan điểm của lãnh đạo DN và NT - chưa nhận thấy sự cấp thiết/ lợi ích của hợp tác và thiếu quyết tâm trong xây dựng một mối quan hệ lâu dài, rào cản về tài chính, rào cản về nguồn lực con người và trang thiết bị, rào cản về vấn đề niềm tin, và cuối cùng là thiếu các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Đưa ra gợi ý cho các sinh viên và nhà trường, ông Nguyễn Minh Giáp – Giám đốc Công ty TNHH EVD Thiết bị và Phát triển chất lượng cho rằng, xưa nay nhà trường thường tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Trong khi, các doanh nghiệp vừa nhỏ có mọi thứ để sinh viên phát huy.
“Những doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi mặc dù thiếu người nhưng lại thiếu tự tin khi bước vào trường. Đề nghị nhà trường tìm cách giúp các DN vừa và nhỏ tiếp cận sinh viên. Nếu các em vào DN nhỏ, giải quyết từng góc vấn đề của họ thì có rất nhiều lợi ích ở đây”.
Ông Giáp cho rằng, Hàn Quốc là quốc gia làm rất tốt việc này. Theo ông, nếu nhà trường chỉ đi vào các DN lớn, vấn đề rất khó giải quyết, trong vấn đề của DN nhỏ thì có nhiều cửa để giải quyết.
Lãnh đạo doanh nghiệp này cũng đề xuất nhà trường nên cho sinh viên đi thực tế từ sớm để xem môi trường thực tế như thế nào, DN cần những kiến thức, kỹ năng gì, sau đó mới về trường để chủ động trau dồi, bồi dưỡng.
Một trong những giải pháp mà ông Giáp cho rằng không thể bỏ qua là nhà trường cần cho người tham gia cùng các hiệp hội DN để nhìn thấy vấn đề của DN, đi cùng họ, hiểu cùng họ, để họ tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo.
Các doanh nghiệp đóng góp ý kiến với trường với tư cách người sử dụng lao động |
Trình bày tham luận tại tọa đàm, bà Phạm Thị Ngọc Ánh - Phó Tổng giám đốc Công ty EY Việt Nam – đơn vị đã có thời gian đồng hành cùng Trường ĐH Kinh tế quốc dân nhiều năm nay trong việc phối hợp đào tạo sinh viên chất lượng cao đã có một số chia sẻ với sinh viên.
Là người trực tiếp tham gia vào công tác tuyển dụng, theo bà, lý do mà nhu cầu tuyển dụng của DN cao nhưng sinh viên lại khó tìm việc làm là do sinh viên chưa có những kỹ năng mà DN cần, và không biết tại sao lại cần những kỹ năng đó. Hiện nay, bản thân các DN cũng đang phải chuyển mình rất nhiều để đáp ứng xu hướng mới, nên sinh viên cần chuẩn bị sớm nhất có thể để sẵn sàng bước vào DN. “Bạn có thể học, có thể đọc sách nhưng quan trọng là ‘giờ bay’, là trải nghiệm, cọ xát thực tế. Cái đấy mới làm nên thái độ tích cực, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khi vào DN.
"Ở Việt Nam chỉ chú trọng đào tạo lãnh đạo, chuyên gia thì không có" - đại biểu đưa ý kiến |
Chỉ ra nhược điểm trong đào tạo nhân lực của các trường đại học Việt Nam, một cán bộ nguyên là nghiên cứu viên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đào tạo được chia thành 2 nhóm: đào tạo tầng lớp tinh hoa và đào tạo bình thường.
“Nhìn ở góc độ quản trị tinh gọn thì những người ra làm xuất phát giống nhau nhưng chia 2 nhánh: đào tạo trở thành chuyên gia và đào tạo trở thành người quản trị. Ở Việt Nam chỉ chú trọng đào tạo lãnh đạo, chuyên gia thì không có. DN cần chú trọng để có chuyên gia tốt. Ví dụ như một doanh nghiệp như Samsung, họ có những chuyên gia giỏi người nước ngoài. Nếu chúng ta không có một tư duy rõ ràng rằng sau khi ra trường, có một nhóm trở thành chuyên gia, một nhóm trở thành nhà quản trị thì không ổn” – ông nói.
Ngoài ra, đại biểu này cho rằng, những trường đại học đi đầu như Kinh tế quốc dân cần tuyển dụng những người tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu thế giới về làm việc, cố gắng tạo cơ hội cho họ.
“Hiệu trưởng của các bạn luôn là chủ nhiệm các chương trình khoa học cấp Nhà nước về kinh tế, xã hội. Hãy cho những người đó tham gia vào, họ sẽ dẫn dắt các bạn tiến về phía trước, tiếp cận với khu vực và toàn cầu”.
GS.TS Hoàng Đức Thân – Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân - đại diện nhà trường tiếp thu những ý kiến đóng góp của các DN.
Ông bày tỏ hi vọng, trong tương lai, các DN hãy vào tuyển chọn, đặt hàng sinh viên ngay từ năm thứ nhất, thứ hai. Đồng thời, nhà trường cũng mong muốn phát triển mô hình nhà trường – doanh nghiệp trong nhà trường, giống như các trường y (đại học – bệnh viện) để sinh viên có môi trường thực hành những kiến thức đã học, trau dồi kỹ năng làm việc thực tiễn.
Nguyễn Thảo
“Các công ty nổi tiếng trong các ngành công nghiệp như tài chính thì có 7 ứng viên tranh nhau 1 vị trí. Còn chúng tôi thì có 7 doanh nghiệp tranh nhau 1 ứng viên”.
(责任编辑:World Cup)
Nam thanh niên lái xe máy húc đuôi ô tô rồi bỏ chạy, giơ tay 'chỉ trỏ' chủ xe
Bình Dương phải tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững...
Để lại ấn tượng đẹp trong lòng người dân
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại Bình Dương
Tốc độ Internet Việt Nam tháng 6/2020 chậm hơn mức trung bình thế giới
Tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và cống hiến
“Nóng” cả hội trường từ vấn đề phát triển nông nghiệp
Hải quân Việt Nam có những bước phát triển mới
Chủ xe không cần lo lắng nếu để quên chó trên Tesla Model X 2022
Hồi ức về những lần gặp Bác Hồ