Lược dịch bài viết của tác giả Ben Fox Rubin,ôngminhsẽcứunhiềumạngngườiẤnĐộkết quả hạng 2 của đức trang tin công nghệ CNET về Garv, startup phát triển nhà vệ sinh thông minh nằm trong chiến dịch Clean India của chính phủ Ấn Độ.
Tôi đang cùng Mayank Midha khảo sát điều kiện sống tại khu ổ chuột ở thành phố Faridabad, phía nam New Delhi (Ấn Độ). Sau lưng chúng tôi là một ao nước đọng, bên trái là con ngõ dẫn vào khu ổ chuột với những dãy nhà xây bằng gạch bùn. Mùi hôi thối bốc lên từ những miệng cống hở trên đường.
Nơi đây có những nhà vệ sinh làm bằng bê tông, sứ và kim loại gỉ sét. Chỉ sau một năm lắp đặt, chúng dính đầy chất thải, bị nứt hoặc khóa cửa. Thấy chúng tôi đứng nhìn, người dân tại đây cho biết họ thường đại tiện ở một cánh đồng đầy rác gần đó.
Dãy toilet mục nát tại khu ổ chuột ở Faridabad (Ấn Độ). |
Dậy sớm đi vệ sinh, bỏ học do thiếu toilet
“Thật kinh tởm. Anh thấy đa số toilet không có đèn, không có lỗ thông gió còn bồn cầu thì hư hỏng, bị tắc ống”, Midha, đồng sáng lập kiêm CEO Garv Toilets - startup non trẻ trong lĩnh vực nghiên cứu toilet thông minh - chia sẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 126.000 ca tử vong hàng năm tại Ấn Độ vì tiêu chảy do điều kiện vệ sinh kém.
Ấn Độ được xem là đất nước đại tiện lộ liễu nhất thế giới. Khoảng 344 triệu người Ấn Độ không sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên, tức cứ 4 người thì có một người phóng uế bên ngoài.
Thiếu nhà vệ sinh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 126.000 ca tử vong hàng năm tại Ấn Độ vì tiêu chảy do điều kiện vệ sinh kém.
Chất thải chứa đầy vi khuẩn truyền các bệnh như dịch tả, kiết lỵ, viêm gan A, thương hàn và bại liệt thông qua côn trùng hoặc nguồn nước. Nó còn làm tăng nguy cơ nhiễm virus corona gây ra dịch Covid-19.
Những nhà vệ sinh công cộng cũ kỹ, mục nát là vấn đề mà startup công nghệ của Midha muốn giải quyết. |
Phụ nữ, trẻ em gái tại các khu này phải thay đổi thói quen do thiếu nhà vệ sinh. Phụ nữ thường dậy trước bình minh để tìm chỗ đi vệ sinh, tránh những ánh mắt tò mò hoặc bị cưỡng hiếp. Đối với con gái trong kỳ kinh nguyệt, chúng thường bỏ học nếu trường không có toilet sử dụng được hoặc băng vệ sinh.
Phụ nữ thường dậy trước bình minh để tìm chỗ đi vệ sinh, tránh những ánh mắt tò mò hoặc bị cưỡng hiếp.
Đây là thách thức mà Midha đối mặt. Kỹ sư 37 tuổi đã dành 5 năm phát triển giải pháp toilet thông minh. Bằng startup công nghệ của mình, Midha đã tạo ra nhà vệ sinh làm bằng thép để tránh bị phá hoại, dễ dàng làm sạch và hoạt động trong thời gian dài.
Ngoài ra, Midha còn tích hợp cảm biến vào toilet để theo dõi việc rửa tay và xả nước. Dữ liệu được gửi về Garv để đảm bảo các toilet hoạt động bình thường.
Chiếc toilet gắn SIM, cảm biến tự động
Startup của Midha nằm tại không gian làm việc chung (coworking) cách khu ổ chuột không quá xa.
Tháng trước, Garv (“nhân phẩm” trong tiếng Hindi) đã kỷ niệm chiếc toilet thứ 1.000 được lắp đặt. Các nhà vệ sinh chủ yếu nằm tại khu vực công cộng, trường học và phía ngoài tòa nhà chính phủ, với khoảng 200.000 người sử dụng chúng mỗi ngày, trong đó có 60.000 trẻ em đang đi học.
Từ năm 2014, chính phủ Ấn Độ đã chi hàng tỷ USD cho chiến dịch Swachh Bharat được khởi xướng bởi Thủ tướng Narendra Modi. Còn gọi là Clean India, mục tiêu của chiến dịch là loại bỏ tình trạng phóng uế bừa bãi. Sau 6 năm, đất nước này đã xây dựng 100 triệu nhà vệ sinh.
Dù vậy, người dân tại khu ổ chuột Faridabad vẫn sống trong điều kiện tồi tệ khi các nhà vệ sinh bị hỏng hoặc rất bẩn.
“Tôi muốn có phòng tắm sạch sẽ hơn”, Maya, cô gái 16 tuổi chia sẻ với thông dịch viên của tôi bằng tiếng Hindi. Cô bé không sử dụng nhà vệ sinh công cộng bởi chúng cách nhà khá xa và bẩn, trong khi ông ngoại của cô lại phóng uế ngoài bãi đất trống.
Sau nửa năm, dường như Garv đã có giải pháp.
Dãy toilet công cộng tại trung tâm hội nghị Pragati Maidan trang bị cảm biến tự động xả nước, hệ thống thu thập và gửi dữ liệu về cho Garv. |
Neha Goel, Giám đốc dự án cấp cao của Garv dẫn tôi vào một nhà vệ sinh mới lắp đặt tại trung tâm hội nghị Pragati Maidan. Khi bước vào, tôi choáng ngợp bởi không gian chẳng khác gì nhà vệ sinh của tàu vũ trụ. Những bức tường làm bằng thép không gỉ sáng bóng, vòi xịt nước và toilet cũng được làm bằng kim loại, bồn cầu trang bị cảm biến xả nước tự động.
Một thẻ SIM được gắn vào vòi nước để thu thập, truyền dữ liệu về lượng nước sử dụng, tình trạng toilet đến hệ thống của Garv.
“Ngồi trong phòng, bạn có thể xem bao nhiêu người đã sử dụng toilet, xả nước bao nhiêu lần, bao nhiêu người rửa tay và sự cố của toilet như nghẹt ống, hết nước”, Goel chia sẻ.
Ngoài việc đảm bảo toilet hoạt động bình thường, các thông tin trên còn giúp Goel biết được khó khăn của mọi người khi sử dụng toilet công cộng, từ đó tìm ra giải pháp cải thiện.
Nhiều công nghệ tích hợp trong nhà vệ sinh của Garv. |
Nhà vệ sinh Garv có nhiều loại, gồm loại thường sử dụng thép đơn giản, không có cảm biến theo dõi dữ liệu. Một số mẫu toilet tích hợp pin mặt trời cho đèn chiếu sáng, trong khi những loại khác trang bị thêm hệ thống chuyển chất thải thành phân bón.
Theo Goel, một chiếc toilet Garv kim loại thông thường có giá từ 2.400 đến 4.900 USD, cao hơn 25% so với toilet truyền thống. Chiếc toilet thông minh hơn tại Pragati Maidan có giá lên đến 50.000 USD, tuy nhiên Midha cho rằng công ty sẽ bù đắp chi phí lắp đặt toilet bằng việc giảm chi phí bảo trì.
Midha không né tránh sự thật rằng Garv là doanh nghiệp chứ không phải tổ chức từ thiện. Anh cho biết nó được tạo ra vì lợi nhuận, giúp Garv hoạt động ổn định mà không phụ thuộc vào các khoản tài trợ.
Trong khoảng 1.000 toilet được Garv lắp đặt, khoảng 680 toilet đang được chính phủ hoặc đối tác bảo trì thường xuyên, và 422 toilet có hệ thống cảm biến giám sát theo thời gian thực.
Một dãy nhà vệ sinh công cộng của Garv tại thị trấn Khair. |
Giấc mơ tái định nghĩa nhà vệ sinh công cộng
Tốt nghiệp đại học năm 2005, Midha trở thành kỹ sư phần mềm cho Tata Consultancy Services nhưng rời đi sau đó 2 năm để tham gia chương trình MBA của Học viện Quản lý Nông thôn Anand. Midha từng có khoảng thời gian tiếp quản việc kinh doanh tại gia đình.
Sau khi biết đến chiến dịch Swachh Bharat, Midha bắt đầu nghiên cứu rồi nhận thấy những khó khăn trong việc triển khai nhà vệ sinh công cộng tại Ấn Độ. Đó là lý do để Midha lên ý tưởng phát triển nhà vệ sinh gần như không thể phá hủy. Cùng với người vợ Megha làm kỹ sư phần mềm, Midha đã thành lập Garv.
Toilet do Midha và vợ phát triển có thêm cảm biến chuyển động, cùng một số công nghệ để tạo ra sự khác biệt.
Thời gian đầu, dự án của Midha không được đón nhận. Đến khi một tổ chức phi lợi nhuận ngỏ lời hợp tác vào năm 2017, Midha mới tiếp tục dự án để lắp đặt toilet cho trường học tại Bihar. Đến nay, các toilet Garv tại Bihar vẫn hoạt động tốt.
Năm 2018, Midha nhận nhiều lời mời hợp tác hơn, nâng số toilet lắp đặt lên 700 và giành Giải thưởng Doanh nhân trẻ Unilever ở London (Anh). Các dự án toilet công cộng mới bao gồm lắp đặt ở Ghana và trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến lắp đặt cho một ga tàu điện ngầm tại Delhi.
Midha cho biết anh muốn người dân Ấn Độ nhìn nhận nhà vệ sinh công cộng giống với các khu vực cộng đồng, dịch vụ giặt là cùng những hoạt động khác. Đó là cách khuyến khích sử dụng và khơi dậy niềm tự hào của cộng đồng đối với nhà vệ sinh.
(Theo Zing)
Covid-19 lan rộng đồng nghĩa với việc giữ vệ sinh tại các khu vực công cộng là vô cùng cần thiết. Singapore phải dùng tới robot để làm điều này do lao động nước ngoài đã về nước do dịch bệnh.
(责任编辑:La liga)