"Đại mộng thùy tiên giác,ệnCámDỗChíMạ
kết quả trận đấu roma bình sinh ngã tự tri" (Mộng dài ai sớm tỉnh. Đời ta, ta biết ta).
Chú thích: Trong tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa", khi Lưu Bị lần thứ ba đến ngôi nhà cỏ của Khổng Minh (Tam cố thảo lư) mời ông làm quân sư cho mình, Khổng Minh đã xuất khẩu thành câu thơ này.
"Hả?" Anh ngạc nhiên: "Đại sư cũng biết điển tích "Tam cố thảo lư"?"
Câu này xuất phát từ Gia Cát Lượng, anh không ngờ lại được nghe từ miệng một vị cao tăng Phật giáo Tây Tạng.
Cao tăng tiếp tục lên tiếng: "Nhân sinh như ảo mộng, xem ai có thể nhìn thấu mà thôi. Mỗi con người từng làm chuyện gì, bất kể là việc tốt hay xấu, cũng chỉ bản thân biết rõ nhất. Tôi giải thích có sai không?"
"Không sai đâu ạ." Không ngờ trình độ cổ văn của vị sư già lại cao như vậy.
"Câu chuyện lịch sử của các anh cũng chứa giáo lý đạo Phật, rất thú vị." Cao tăng nhìn anh: "Chàng trai trẻ, giống như câu nói vừa rồi, trong quá khứ anh làm điều ác hay hành thiện, chỉ bản thân anh biết rõ. Tại sao anh đến đây? Lúc nào mới rời đi? Anh không cần nói cho tôi biết."
Nói xong, cao tăng mỉm cười.
Bốn bề lại rơi vào trạng thái vô cùng tĩnh mịch. Trình Mục Vân ngồi một lúc rồi đứng dậy đi ra ngoài. Anh đi xuyên qua nhiều cửa thấp, đi qua con đường lát đá tràn ngập ánh nắng. Cuối cùng, anh đi vào một điện thờ.
Điện thờ của ngôi chùa luôn tối tăm, bên trong gần như không có ánh mặt trời, chỉ có ánh sáng le lói từ ngọn đèn dầu.
Các Lạt ma nhỏ tuổi ngồi trên bậc thềm cao đến đầu gối, lặng lẽ tụng kinh. Xung quanh có hành lang hai người có thể đi qua. Nơi này tương đối hẻo lánh, buổi chiều mới thỉnh thoảng xuất hiện du khách đeo ba lô đi vào. Khách ba lô và các Lạt ma nhỏ tuổi giống như người của hai thế giới, giương mắt dò xét đối phương trong ánh sáng màu hoàng hôn của ngọn đèn dầu.
(责任编辑:La liga)