Giáo viên TP.HCM kêu gọi mua máy thở, mở siêu thị 0 đồng cho người dân nghèo_7m tỷ lệ châu á
时间:2025-01-10 22:59:13 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Là giáo viên dạy cấp 3 ở TP.HCM,áoviênTPHCMkêugọimuamáythởmởsiêuthịđồngchongườidânnghè7m tỷ lệ châu á trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, chứng kiến nhiều người phải chật vật khi không có đủ bữa ăn, thầy Phùng Ân Hưng cùng vợ là cô giáo Nguyễn Thị Mộng Thùy đã “xắn tay” tìm cách giúp đỡ.
Vốn có một vườn chuối trồng ở Đồng Nai để xuất khẩu, đầu tháng 7, cả hai vợ chồng quyết định thu hoạch, đồng thời thu mua thêm của những người dân địa phương được gần 100 tấn chuối đem về TP.HCM phát miễn phí cho người dân.
Trao tận tay cho những người nghèo khó, chị Thùy nhiều lần rơi nước mắt vì xót xa khi thấy những người khuyết tật vốn đã phải chật vật để mưu sinh, nay lại càng khó khăn gấp bội vì dịch bệnh. Vì thế, chị đã bàn với chồng tiếp tục gom thêm những nhu yếu phẩm khác để tặng cho người cần.
Trên chiếc xe ba gác, hai vợ chồng chất đầy gạo, trứng, chuối, rau,… đi tới từng điểm để tìm người khó khăn.
“Tới những khu vực có người khuyết tật sinh sống, chúng tôi nhận ra rằng, dù có rất nhiều địa điểm tặng đồ ăn miễn phí, nhưng những người khuyết tật cũng không thể đi được quá xa. Vì vậy, chúng tôi đặt ra mục tiêu cố gắng đi tới từng con hẻm sâu để trao tận tay người cần”.
Những món quà được trao tận tay người dân
Ban đầu chỉ có hai vợ chồng cùng chiếc xe ba gác chạy khắp 24 quận, huyện của TP.HCM. Tuy nhiên, khi biết được câu chuyện của họ, bạn bè và các mạnh thường quân cũng ngỏ lời cùng chung tay góp sức.
“Siêu thị 0 đồng di động” ra đời, nhận được không ít sự chung tay cả về vật chất lẫn sức lực của rất nhiều người.
Hiện tại, nhóm của vợ chồng thầy Hưng đã có 12 người làm nhiệm vụ bốc vác và giao hàng; 12 người làm công tác hậu cần, đóng gói.
12 phương tiện gồm xe ba gác, xe ô tô 5 chỗ, xe bán tải cùng xe máy để chạy vào các con hẻm nhỏ,… cũng được huy động.
Mỗi ngày, từ 6 giờ sáng, nhóm hậu cần sẽ phân chia hàng hóa, sắp xếp vào các túi rồi chất lên xe. Sau đó, nhóm giao hàng sẽ đem đi phân phát.
Trước đó, họ cũng đã phải xác minh và lên trước danh sách những người cần hỗ trợ. Các kênh liên lạc trên mạng xã hội cũng có người túc trực thường xuyên để đảm bảo sẽ trả lời ngay lập tức khi có người cần hỗ trợ khẩn cấp.
Những trường hợp này thường là các bà bầu thiếu lương thực, khu vực có người già neo đơn hay những trẻ em mất đi người thân trong đại dịch.
Nhóm đã huy động xe ba gác, xe ô tô 5 chỗ, xe bán tải cùng xe máy để chạy vào các con hẻm nhỏ.
“Hiện 12 thành viên trong nhóm vẫn đang tiếp tục vận chuyển hàng hóa tới 24 quận, huyện. Thời điểm tháng 7, việc vận chuyển hàng hóa của cả nhóm dễ dàng hơn, do đó, một ngày mỗi đội sẽ đi hết được một quận.
Tuy nhiên đến tháng 8, việc di chuyển khó khăn nên phải mất 3 ngày mới có thể đi hết một quận. Nhóm đã phải rất cố gắng, làm việc không ngơi nghỉ trong giai đoạn này để đưa thực phẩm kịp thời đến tay bà con”, cô Thùy thông tin.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả nhóm đã hỗ trợ được 60 tấn gạo cùng nhiều tấn lương thực, thực phẩm khác tới khoảng 2.000 người có hoàn cảnh khó khăn trên toàn thành phố.
Thầy giáo mở chiến dịch "Hãy giúp tôi thở"
Là người tích cực trong các hoạt động thiện nguyện, khi dịch bệnh bùng phát, thầy giáo Võ Anh Triết (TP.HCM) quyết định đứng ra kêu gọi các phụ huynh, bạn bè, học trò cũ,... cùng chung tay cho chiến dịch “Hãy giúp tôi thở”.
“Các bệnh nhân nặng cần được thở máy, nhưng tình hình ngày càng khó khăn. Nếu không thở được, họ sẽ không qua khỏi. Suy nghĩ duy nhất của tôi ở thời điểm ấy là phải giúp họ thở. Vì thế, tôi đứng ra kêu gọi quyên góp cấp bách để hỗ trợ các bệnh nhân Covid-19 nặng”, thầy Triết chia sẻ.
Sau đó, thầy Triết đã chia sẻ mong muốn của mình lên trang cá nhân. Biết được thông tin này, nhiều phụ huynh và học trò cũ từ khắp mọi nơi đều chung tay ủng hộ.
Chỉ sau 5 ngày kêu gọi, thầy Triết nhận được số tiền ủng hộ lên tới 170 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được thầy sử dụng để mua một máy thở lưu lượng cao và 1.000 chiếc khẩu trang N95 để gửi tới Bệnh viện Chợ Rẫy.
Trao tặng máy thở oxy lưu lượng cao cho Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đến giữa tháng 8, nhận thấy nhu cầu cần bình oxy cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện dã chiến, thầy Triết tiếp tục mở chương trình “Oxy cho tôi” nhằm kêu gọi mọi người chung tay cung cấp bình oxy cho bệnh nhân đang điều trị Covid-19.
Sau 2 ngày kêu gọi, số tiền nhận về được lên tới hơn 180 triệu đồng. Phần lớn số tiền này được dùng để cung cấp oxy tới Bệnh viện Dã chiến 16 trong 45 ngày, mỗi ngày cung cấp 50 bình oxy; số còn lại (hơn 30 triệu) được trích mua 1.200 lít cồn y tế tặng Bệnh viện Dã chiến số 6.
Mỗi ngày nhóm của thầy Triết sẽ cung cấp 50 bình oxy tới Bệnh viện Dã chiến 16.
1.200 lít cồn y tế được trao tặng cho Bệnh viện Dã chiến số 6.
Tính đến thời điểm hiện tại, chiến dịch đã thực hiện được tròn 1 tuần. Thầy Triết kỳ vọng, chuyến thứ 45 sẽ là chuyến xe cuối cùng chở oxy tới cho bệnh nhân Covid-19.
“Trong suốt thời gian qua, điều khiến tôi xúc động nhất là việc sẵn sàng sẻ chia của tất cả mọi người. Những số tiền quyên góp được cũng đều vượt quá so với dự tính ban đầu. Mọi người đã chia sẻ bằng một tấm lòng ấm áp, tử tế, dù đó có thể là người họ không quen biết. Với tinh thần tương thân tương ái ấy, tôi tin rằng, Việt Nam chắc chắn sẽ chiến thắng đại dịch này”, thầy Triết chia sẻ.
Thúy Nga
Thầy giáo Hà Nội bán hết ruộng ngô ủng hộ Bắc Giang chống dịch
Bán hết cả ruộng ngô, mở lớp dạy học trực tuyến qua Zoom,… toàn bộ số tiền thu về hơn 230 triệu đồng được thầy Ngô Văn Minh, giáo viên Trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội) mua thiết bị y tế để chuyển tới vùng tâm dịch Bắc Giang.
猜你喜欢
- Chuyến bay bị hoãn cả tiếng vì khách nữ lạc mất thú cưng
- Nam sinh bị đánh hội đồng rồi tè bậy trước mặt vì không nộp 5000 đồng
- Đề thi môn Địa lý thi tốt nghiệp THPT 2022
- Hai trẻ nhỏ ở Quảng Trị trượt hồ nước, tử vong thương tâm
- Vì sao Donald Trump quay ngoắt với Hillary Clinton?
- Cơn sốt đi qua, chung cư gần thập kỷ vẫn không giao nhà
- Thủ tướng gặp mặt nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày 20/11
- Bốn nam sinh và chiếc Feedbot
- Thanh niên Trung Quốc nổi tiếng nhờ kỹ năng lái ‘xe đạp thang’