搜索

GS Đỗ Đức Thái: Phải chống cả ‘văn mẫu’ trong dạy và học Toán_kq hoffenheim

发表于 2025-01-25 18:55:35 来源:Xổ số 88

Cụm từ hay bỗng trở thành nỗi sợ hãi của giáo viên

Ngày 23/8,ĐỗĐứcTháiPhảichốngcảvănmẫutrongdạyvàhọcToákq hoffenheim Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức hội thảo bàn về kiểm tra đánh giá môn Toán cấp THPT theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực.

GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho hay, chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ban hành với định hướng chuyển từ việc dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực người học. Tuy nhiên, khi triển khai, nhiều câu hỏi đặt ra là làm thế nào để dạy học sinh phát triển năng lực, phẩm chất và làm sao để đánh giá những năng lực, phẩm chất đó.

“Cụm từ 'phẩm chất và năng lực’ từ một điều vốn rất tuyệt vời bỗng trở thành nỗi lo sợ của các thầy cô. Các giáo viên bày tỏ không biết làm thế nào để phát triển phẩm chất, phát triển năng lực học sinh. Đó là thực tế. Trong chương trình các môn học có phần yêu cầu cần đạt và có thể coi đó là chuẩn đánh giá của chương trình. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là phát triển năng lực của học sinh. Nếu quá cực đoan vào việc phải đánh giá, giám sát toàn bộ quá trình phát triển của trẻ, có khi lại không đạt được mục tiêu mà còn bị tác động ngược lại quá trình dạy và học”, GS Vinh nói.

W-GS Lê Anh Vinh.JPG.jpg
GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chia sẻ tại hội thảo bàn về kiểm tra đánh giá môn Toán cấp THPT theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức. Ảnh: Thanh Hùng.

GS Vinh cho rằng, việc kiểm tra, đánh giá phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, đặc biệt trong vai trò tổ chức dạy học.

“Nếu chúng ta thiết kế một bài kiểm tra học kỳ mà bám quá nhiều, đi theo mẫu hoàn toàn như bài thi tốt nghiệp THPT thì liệu có đúng với mục đích của một bài kiểm tra học kỳ? Mặc dù có thể thông tin vẫn có nhưng nó có phải mục đích việc dạy và học hay không?”, GS Vinh nêu vấn đề.

Ngoài ra, theo ông Vinh, việc đánh giá cần phù hợp với chương trình, phương pháp giảng dạy và bối cảnh cụ thể.

Ông Vinh dẫn chứng: “Trong một môn học mà giáo viên không hề tổ chức một hoạt động nào để học sinh hợp tác thì đánh giá năng lực hợp tác của các em bằng gì? Trong trường hợp như vậy, nếu đánh giá học sinh không có khả năng hợp tác thì cũng chẳng phải lỗi của các em, bởi thầy cô dạy như thế thì các em thể hiện hợp tác bằng cách nào?”.

Chính vì vậy, theo ông Vinh, vấn đề đôi khi không nằm ở bộ công cụ để đánh giá mà nằm ở việc tổ chức dạy học của giáo viên. Hiện nay, các giáo viên chưa thể hiện được rõ điều này và cũng rất khó để làm được. Song, không phải không thể. Theo GS Vinh, cần tổ chức tập huấn để giúp các giáo viên thay đổi phương pháp tổ chức dạy học, biết cách thiết kế các hoạt động để phát huy năng lực học sinh và từ đó có cơ sở đánh giá.  

W-3 GS Đỗ Đức Thái .JPG.jpg
GS Đỗ Đức Thái, giảng viên Khoa Toán - Tin của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chủ biên môn Toán chương trình phổ thông 2018. Ảnh: Thanh Hùng

GS Đỗ Đức Thái (giảng viên Khoa Toán - Tin của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; chủ biên môn Toán chương trình phổ thông 2018) cho hay, có 2 triết lý rất cơ bản mà chương trình phổ thông mới ở môn Toán theo đuổi. Thứ nhất, hình thành và phát triển năng lực Toán cho học sinh. Giáo dục theo tiếp cận năng lực không chỉ bao hàm kiến thức, kỹ năng mà còn cả động cơ, thái độ, hứng thú và niềm tin trong học tập. Thứ hai, hình thành và phát triển năng lực vận dụng các tri thức Toán học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

“Đây là một trong những điểm chuyển đổi rất cơ bản giữa chương trình phổ thông 2006 với chương trình phổ thông mới 2018 về môn Toán. Chương trình phổ thông 2006 cũng đã cố gắng làm sao gắn với thực tiễn, nhưng chưa nhiều, chưa sâu sắc. Còn trong chương trình phổ thông 2018, nó trở thành một trong hai chân trụ và sẽ là một trong những điểm chính để đánh giá học sinh ở các đề thi cuối cấp”, GS Thái nói.

Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá cũng sẽ nhằm đánh giá năng lực Toán và năng lực vận dụng tri thức Toán học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

GS Thái mong các giáo viên hạn chế lối dạy truyền thụ kiến thức theo kiểu “rót kiến thức vào cái đầu rỗng” thông qua việc chỉ tập trung luyện các dạng mẫu, bài mẫu.

“Chúng ta chống Văn mẫu thì cũng phải chống ‘văn mẫu’ trong Toán. Truyền thụ, yêu cầu học sinh nắm vững những kiến thức cốt lõi khác hoàn toàn với dạy dạng mẫu, bài mẫu”, GS Thái nói.

W-0a GS Ngô Bảo Châu.JPG.jpg
GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. Ảnh: Thanh Hùng.

GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cũng cho rằng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Toán (theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực học sinh) là một trong những việc rất quan trọng khi dạy học môn Toán theo chương trình phổ thông 2018. 

Tuy nhiên, GS Châu cho rằng, dù theo chương trình nào, suy nghĩ và tư tưởng cho rằng học Toán phải dễ là sai lầm. “Đã đi học, phải chấp nhận chuyện học là phải khó. Chúng ta không cần phải làm nó khó hơn mức cần thiết, nhưng làm cho nó dễ đi là định hướng sai. Đi học khác với đi chơi. Việc biến chuyện học thành một việc như giải trí là một chuyện không tưởng, mà thực ra đó là sai lầm”, GS Châu nói.  

GS Ngô Bảo Châu và chuyện từng mất cả buổi chiều không giải nổi bài Toán

GS Ngô Bảo Châu và chuyện từng mất cả buổi chiều không giải nổi bài Toán

Trong tọa đàm ra mắt sách, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ với các bạn trẻ về đam mê và cách học Toán. "Hồi cấp 1, Toán không phải là lựa chọn đầu tiên của tôi về môn học thích nhất. Nhưng lần trượt kỳ thi vào chuyên Toán khiến tôi thay đổi", GS cho biết.
随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by GS Đỗ Đức Thái: Phải chống cả ‘văn mẫu’ trong dạy và học Toán_kq hoffenheim,Xổ số 88   sitemap

回顶部