"Nữ hoàng rắn" với món súp trứ danh, lưu giữ hàng thập kỷ_ket qua cuo c1
Bà Chau Ka-ling là một trong những người cuối cùng lưu giữ món súp rắn truyền thống ở Hong Kong (Trung Quốc). Món súp rắn,ữhoàngrắnquotvớimónsúptrứdanhlưugiữhàngthậpkỷket qua cuo c1 vốn được yêu thích trong nền văn hóa miền Nam Trung Quốc vì giúp mọi người làm ấm cơ thể vào mùa đông, đang dần biến mất.
Được thành lập bởi người cha quá cố của Chau vào những năm 1960, nhà hàng từng tiêu thụ rất nhiều rắn sống để chế biến món ăn. Tên nhà hàng - "Shia Wong" - có nghĩa là "Vua rắn" trong tiếng Quảng Đông.
Dưới sự hướng dẫn của cha mình, Chau đã học cách bắt, giết rắn và nấu súp, cuối cùng được biết đến với cái tên "Nữ hoàng rắn" của thành phố. Vào năm 1997, bà từng bắt được một con rắn hổ mang chúa dài hơn 2m theo yêu cầu từ chính quyền.
Dịch SARS bùng nổ vào năm 2003 khiến 299 người tử vong đã buộc hầu hết nhà hàng súp rắn chuyển sang sử dụng thịt rắn đông lạnh. Các nhà khoa học kết luận virus này có mối liên hệ với động vật hoang dã.
Dù đã có sự thay đổi, việc chế biến súp rắn vẫn tốn nhiều thời gian. Thịt rắn rã đông phải được luộc ít nhất 2 giờ để đạt được độ mềm mong muốn. Sau khi nguội, Chau dùng đũa sắc tách xương và xé bằng tay thành từng miếng mỏng.
Sau đó, xương rắn được ninh với xương gà và xương lợn trong ít nhất 6 giờ để làm nước dùng. Tiếp theo, nước dùng được hầm với thịt rắn, thịt gà xé nhỏ, giăm bông, nấm và vỏ quýt trước khi được làm đặc bằng tinh bột.
Thực khách thường cho thêm lá chanh vào bát súp, ăn kèm khoai tây chiên giòn. Thịt rắn, có kết cấu tương tự thịt gà sau khi nấu, giàu protein và ít chất béo.
Vào mùa đông, Chau có thể bán tới 800 bát mỗi ngày với giá dao động từ 7 đến 11 USD (từ 180.000 đồng đến 280.000 đồng). Nhưng con số đó giảm xuống còn 100 hoặc ít hơn vào mùa hè, khi món súp ít được ưa chuộng hơn.
Các cửa hàng súp rắn đã đóng cửa sau đại dịch Covid-19 và khi các đầu bếp lớn tuổi nghỉ hưu, chỉ còn khoảng 20 cửa hàng vẫn hoạt động. Nhưng Chau quyết tâm duy trì hoạt động kinh doanh lâu nhất có thể dù bà bi quan về tương lai của ngành.
Ngay cả khi những người cháu trai muốn nối nghiệp, bà sẽ gợi ý chúng học làm món tráng miệng thay thế.
"Đây không phải là ngành kiếm tiền nên tôi không thấy bất kỳ người trẻ nào muốn tham gia", Chau nói.
相关文章
Xuân quê hương 2019: Nồng ấm nghĩa tình kiều bào Việt
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 và VTV4 Đài truyền hình Việt Nam, tiếp sóng t2025-02-05Bộ sách đầy ý nghĩa cho người làm công tác xã hội trường học
Ngày 13/12/2019, Khoa Công tác xã hội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức Hội nghị và lễ ra mắt2025-02-05Cô dâu xuất hiện cùng đôi nạng, khách mời ai cũng xúc động
10 năm trước, Kathleen Swallow, đến từ Paisley, Anh gặp gỡ và phải lòng Eddie. Sau một2025-02-05Văn học về miền núi trở lại với Ngụm đắng xuôi ngàn
Ngụm đắng xuôi ngànlà tập truyện ngắn mới của tác giả Hoài Sa về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc, d2025-02-05Cậu bé 16 tuổi đi bộ 300km từ Hà Nội về Hà Giang vì không có tiền
Theo thông tin từ công an huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), ngày 6/4 đơn vị nh2025-02-05Sơn Tuyền U60 không con cái: Chồng tôi già nhưng vẫn lãng mạn với vợ
Không có con là thuận theo ý Trời- Cuộc sống của danh ca Sơn Tuyền v&agra2025-02-05
最新评论