Hiện nhu cầu khám,ìnhDươngTọađàmvềnângcaonguồnnhânlựcngànhydượkeo anh chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân tỉnh Bình Dương ngày một tăng cao. Nhưng đánh giá của Sở Y tế thực tế, ngành y tế tỉnh đang thiếu hụt lực lượng y, bác sĩ, điều dưỡng hộ sinh. Hiện nay, tỷ lệ bác sĩ/vạn dân và chỉ tiêu số giường bệnh/vạn dân chưa đáp ứng đủ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút tuyển dụng không đạt yêu cầu về số lượng bác sĩ và cán bộ y tế. Các vướng mắc về cơ chế vẫn chưa tháo gỡ kịp thời…
Trước thực tế này, tọa đàm nhằm tập hợp các nghiên cứu, định hướng chiến lượng tạo cơ sở khoa học cho việc đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y - dược, đáp ứng nhu cầu tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam bộ.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Đoàn Ngọc Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, để khỏa lấp khoảng trống sự thiếu hụt nhân lực làm việc trong ngành y tế, trường đã xác định việc đào tạo và phát triển các ngành học y - dược là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sứ mệnh của một trung tâm đào tạo, khoa học công nghệ của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.
Bước đầu tham gia vào lĩnh vực đào tạo y - dược, xác định đào tạo ngành này khó, cần có những bước đi thận trọng, TS. Đoàn Ngọc Xuân khẳng định, tọa đàm là dịp để nhà trường lắng nghe các chuyên gia y tế, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục hiến kế các giải pháp góp phần nâng cao năng lực ngành y tế tỉnh Bình Dương, đặc biệt là công tác đào tạo ngành y dược của nhà trường trong giai đoạn đặt nền móng mở ngành đào tạo.
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS, BSCK2 Trần Văn Hưởng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nam Anh cho rằng, nguồn nhân lực là then chốt, là điều kiện quyết định để ngành y tế tỉnh Bình Dương cùng với trường Đại học Thủ Dầu Một thành công để phát triển đào tạo khối ngành sức khỏe.
Do đó, Bình Dương cần phải xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt trong thu hút, giữ chân các chuyên gia, bác sĩ đến công tác, giảng dạy. Để tăng cường đội ngũ nhân lực giảng dạy ngành khoa học sức khỏe cho trường, tỉnh cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng lực lượng đội ngũ y bác sĩ công lập, ngoài công lập tại địa phương hội đủ tiêu chí về nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Hiến kế cho nhà trường, PGS.TS, BSCKII. Trần Văn Hưởng lưu ý trường Đại học Thủ Dầu Một cần đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ từ các trường đại học y dược trong cả nước, các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Xác định sức khỏe người dân là trung tâm, đặt người dân làm chủ thể, phát triển ngành y tế Bình Dương là để phục vụ người dân, ThS, BS. Trần Quốc Thành - Phó Chủ tịch Hội Khoa học sức khỏe tỉnh Bình Dương đề xuất, tỉnh Bình Dương và Trường Đại học Thủ Dầu Một cần xây dựng chiến lược với lộ trình ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trước mắt, trường cần tập trung đào tạo hệ cơ bản là cử nhân y khoa. Giải pháp lâu dài là nhà trường phải tiến tới đào tạo bác sĩ, đào tạo điều dưỡng, cùng các chuyên ngành khác để đảm bảo nhu cầu cán bộ y tế theo từng chuyên khoa, từng lĩnh vực.
Ngoài ra, ThS, BS. Thành cũng kiến giải, trong quá trình phát triển, trường cần đẩy mạnh ký kết hợp tác với các bệnh viện, cơ sở y tế nhằm đảm bảo đầu ra cho “sản phẩm đào tạo”, mô hình hợp tác viện - trường là giải pháp tạo môi trường thực hành cho sinh viên y khoa, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe.
Dưới góc độ nhà quản lý, ông Quách Trung Nguyên - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương khẳng định, Sở Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong thúc đẩy triển khai phát triển khối ngành đào tạo sức khỏe. Qua những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại biểu, Sở Y tế ghi nhận và có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền tỉnh ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để công tác đào tạo y tế của tỉnh phát triển, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về công tác khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong tỉnh, và vùng Đông Nam Bộ.
Ngô Huyền