24 tuổi chuyển học lập trình, cô gái Việt thực tập ở loạt công ty công nghệ lớn_lich dau hom nay
Điểm đặc biệt ở Kim Ngân là cô bắt đầu học lập trình từ năm 24 tuổi – được nhiều người coi là “già” ở ngành này,ổichuyểnhọclậptrìnhcôgáiViệtthựctậpởloạtcôngtycôngnghệlớlich dau hom nay bởi độ tuổi học lập trình thường bắt đầu từ 14, 15 hoặc thậm chí nhỏ hơn.
Con đường… vòng vèo của cô thực tập sinh LinkedIn
Lê Hoàng Kim Ngân du học Mỹ từ cấp 3, khi mới 15 tuổi.
“Em phải học cách chăm sóc bản thân như giặt quần áo, mở thẻ ngân hàng, giấy tờ du học... Trong cuộc sống nếu vấp ngã, có đau thì cũng tự đứng dậy bằng chính đôi chân của mình chứ không có gia đình bên cạnh ôm ấp vỗ về mỗi khi buồn. Khi gặp khó khăn cũng phải tự tìm cách giải quyết vì gia đình ở xa” – Ngân chia sẻ về cuộc sống từ khi sang Mỹ học tập.
Lê Hoàng Kim Ngân hiện đang teho học thạc sĩ công nghệ thông tin tại Đại học Northeastern và là thực tập sinh tại LinkedIn |
Học xong phổ thông ở Mỹ, Ngân quyết định theo học ngành quản trị kinh doanh và truyền thông ở bậc đại học.
Lý giải về sự lựa chọn này, cô cho biết đó là vì “Em không có định hướng. Em theo học ngành đó vì xung quanh em ai cũng học ngành đó”.
“Là du học sinh cũng có một điểm hạn chế là bố mẹ mình thường sẽ không thể giúp hướng tương lai vì bố mẹ không biết thị trường, lối học ở bên này. Vì vậy, mọi quyết định đều là ở em. Mà khi ấy em còn quá non trẻ để đưa ra lựa chọn”.
Tuy nhiên, sau khi ra trường và đi làm được hai năm ở cả Mỹ và Việt Nam, Ngân rẽ hướng.
Có 3 điều khiến Ngân quyết định chuyển ngành ở tuổi 24.
“Thứ nhất là hồi đó, em cảm thấy vì không phải là người bản địa, nếu làm marketing em sẽ không có lợi thế ngôn ngữ như các bạn bản địa.
Thứ hai, khi học ngành quản trị kinh doanh, cơ hội ở lại Mỹ rất khó. Dù tốt nghiệp ở trường tốt nhưng em đã gặp rất nhiều khó khăn khi đi xin việc.
Và thứ ba, hiện tại ở Mỹ ngành công nghệ thông tin đang rất hot, và em nghĩ đây là một ngành thú vị, với thu nhập rất tốt và môi trường làm việc cởi mở và nhiều lợi ích. Vì không ngại khó ngại khổ, nên em liều mình học thử xem sao”.
Với hành trình mới, Ngân cho biết cô cũng may mắn vì khi đi làm, dù làm sale và marketing, nhưng đều là ở các công ty công nghệ, được tiếp xúc nhiều với công nghệ.
Cô đã kết thân được với nhiều bạn làm kỹ sư phần mềm, mọi người cũng ủng hộ nhiều vè mặt tinh thần.
“Trải nghiệm ban đầu rất choáng ngợp. Khi em tới trường và vào lớp, lớp nào nhiều nhất cũng chỉ 20% là nữ. Rồi từ khi lập trình, em buộc phải tư duy theo một cách khác, bình tĩnh giải quyết vấn đề từng bước” - Ngân kể lại.
Để xin được việc ở công ty lớn với Ngân là một quá trình dài gần 2 năm.
“Mình phải học thuật toán, luyện phỏng vấn, đồng thời đi học suốt thời gian đó”.
Kim Ngân tại LinkedIn |
Trước khi tới Linkedin, Ngân làm thực tập ở Ericsson và Capital One. Bí quyết của Ngân là “kiên trì và không nản chí”.
“Mỗi cái cố gắng hơn cái trước đó một chút, em luôn từng bước cố gắng để cải thiện bản thân”.
Hiện tại, Ngân vừa đi làm vừa theo học thạc sĩ tại Đại học Northeastern (Mỹ).
'Hóa giải' 5 định kiến về ngành Công nghệ thông tin
Ngân nhìn nhận cuộc sống xa nhà từ sớm có mặt tích cực là đã giúp cô mạnh mẽ và tự lập, tự tin rằng luôn có thể vượt qua được các khó khăn trong cuộc sống bằng chính năng lực của bản thân mình.
“Em học được cách dễ dàng kết nối với những người xung quanh, vì đó là tất cả những gì mà em có. Nó giúp em thích nghi với môi trường mới một cách rất nhanh”.
Đối với sự thay đổi công việc ở độ tuổi mà nhiều người cho là đã muộn nhưng vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận, theo Ngân, cô đã “hóa giải” thành công 5 định kiến về công nghệ thông tin.
Định kiến thứ nhất là không phải ai cũng có thể học lập trình vì khó.
“Nhiều bạn nói với mình rằng các bạn chần chừ chưa học lập trình vì nghĩ không có đủ khả năng hay tố chất. Nhiều người vẫn cho rằng học lập trình phải là “thần đồng” mới học được. Ngay bản thân mình khi học đại học chưa từng nghĩ sẽ đi vào CNTT hay các ngành khoa học tự nhiên vì không đủ khả năng. Đúng là CNTT không phải là một ngành dễ nhưng tất cả những thứ bạn cần là động lực, tính kiên trì và lòng ham học hỏi” – Ngân lý giải.
Định kiến thứ hai là lập trình là ngành không phù hợp với phụ nữ.Tuy nhiên, theo Ngân, nghĩ CNTT là một ngành chỉ dành cho nam giới là điều hoàn toàn sai.
“Các bạn nữ hoàn toàn có khả năng như bất cứ người đàn ông nào, nếu họ làm được các bạn cũng làm được. Rào cản duy nhất chính là những định kiến về phụ nữ mà chúng ta phải nghe từ khi lọt lòng: Con gái học ít thôi, không cần giỏi quá đâu, bạn kia là con trai nên học giỏi toán là đúng rồi, con gái học cao làm gì rồi cũng đi lấy chồng, em được tuyển vào các công ty lớn vì em xinh chứ gì…
Trước đây mình cũng buồn khi nghe những câu hỏi, lời nhận xét như vậy. Nhưng từ khi thay đổi cách nghĩ, những câu nói đó là động lực để mình cố gắng. Mình hoàn toàn có khả năng đạt được những mong muốn đưa ra, nếu mình chịu khó và quyết tâm sẽ từng bước thành công”.
Làm kỹ sư phải giỏi toán – đây là định kiến thứ ba.Ngân cho biết điều này cô đã nghe rất nhiều và có thể hiểu tại sao mọi người nghĩ như vậy: vì cả hai đều đòi hỏi tư duy logic.
“Nhưng thực tế giỏi toán là một điểm cộng nhưng không bắt buộc. Khi học lập trình có thể chọn đi theo những con đường rất khác nhau, trở thành kỹ sư nghiên cứu hay ứng dụng”.
Lập trình thật khô khan chính là định kiến thứ tư.Tuy nhiên, Ngân cho rằng “đây là một công cụ vô cùng quyền lực giúp cho bạn có khả năng tạo ra những sản phẩm của riêng mình”.
Và vấn đề tuổi tác chính là định kiến thứ năm.
“Sự tự ti về tuổi tác làm chúng ta phải giấu đi tiềm năng của bản thân. Học lập trình cũng giống như học mọi thứ khác, muốn giỏi ở lĩnh vực nào cũng có thời gian rèn luyện. Chỉ cần không bỏ cuộc, cố gắng hàng ngày thì trình độ sẽ đi lên theo thời gian. Đây là một lĩnh vực rất hay mà khi đi làm mình có thể thấy được mọi người ở bất kỳ lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau”.
Ngân đã lập ra kênh Youtube mang tên Coding with Nina để chia sẻ kinh nghiệm học tập cũng như công việc, cuộc sống của một nữ kỹ sư lập trình.
“Một phần là vì em muốn làm mentor cho các bạn nữ khác, mặc dù em chưa có gì nhiều, cũng không phải dạng 'khủng' gì, nhưng muốn giúp các bạn thấy thêm một hướng đi và sự lựa chọn mới đi vào công nghệ và các ngành kỹ thuật liên quan, để các bạn phát huy hết được tiềm năng, có cuộc sống độc lập và thành công” – Ngân bày tỏ.
Phương Chi
Bỏ Microsoft, chàng trai Việt chọn dạy lập trình cho trẻ em
Từ bỏ công việc đáng mơ ước sau 5 năm làm việc tại đại bản doanh Microsoft, Th.S Nguyễn Song Hà (1987) chuyển sang Code.org, một tổ chức giáo dục về khoa học máy tính tại Seattle, Mỹ.