Các nhà phân tích nói rằng,ìxìvàquàTếtNguyênđánsốhóathờiđạidịkeonhacai5.net tiền lì xì điện tử sẽ là giải pháp được ưa chuộng khi các hạn chế đi lại rất nghiêm ngặt được ban bố ở nhiều nước.
Hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế
Ở Malaysia, nơi có khoảng 20% dân số là người gốc Hoa, việc số hóa quà Tết Nguyên đán 2021 có khả năng xảy ra. Malaysia đang trong một làn sóng nhiễm virus corona mới và tình trạng khẩn cấp đã được ban bố vào ngày 12/1. Do đó, việc sử dụng lì xì số ( e-hongbao) có thể sẽ gia tăng.
Người đi chợ mua sắm đồ trang trí Tết ở Bắc Kinh hôm 27/1. Ảnh: Reuters |
Hình thức lì xì điện tử đã được người dùng mạng WeChat Pay và AliPay sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc trong nhiều năm qua. Dự kiến năm nay, hình thức này sẽ tăng mạnh so với trước và lan rộng khắp châu Á. Lì xì điện tử hay số hóa các món quà mừng Tết đang được một số nước xem là cách mừng năm mới an toàn, nhưng vẫn giữ được cái hồn của ngày Tết.
Số hóa tiền lì xì hay quà Tết không chỉ là biện pháp để đối phó với dịch Covid-19, mà còn mang lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế các nước đang chống chọi với dịch bệnh. Một phong tục mới không quá câu nệ những món quà cụ thể, vật lý đang dần bén rễ ở nhiều nước châu Á – Nikkei Asia bình luận về xu hướng Tết an toàn trong năm 2021.
Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) hy vọng tiền lì xì qua kênh số hóa có thể giúp tránh được tập trung đông người vào dịp Tết, cũng như tốt cho môi trường vì giảm in tiền mới.
Cùng với ngân hàng trung ương, 6 ngân hàng thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Singapore sẽ cung cấp dịch vụ tiền điện tử để lì xì thông qua Paynow – dịch vụ cho phép người dùng chuyển tiền giữa các ngân hàng bằng số điện thoại di dộng. Khách hàng cũng có thể gửi thêm tin nhắn khi chuyển tiền.
Singapore tung sản phẩm số hóa tiền mừng tuổi qua điện thoại. Ảnh: Reuters |
Không chỉ lì xì Tết, MAS cũng đang làm việc với Hiệp hội Ngân hàng Singapore để khuyến khích fintech (công nghệ tài chính) phát triển các giải pháp quà tặng số khác. MAS tin rằng, số hóa là chìa khóa cho phát triển trung và dài hạn của Singapore.
Vì “Tết an toàn”
Cuộc di cư lớn nhất trên hành tinh mỗi năm sẽ bắt đầu vào sáng 28/1, khi dự kiến có đến 1,7 tỉ chuyến đi được thực hiện khắp Trung Quốc trong dịp Tết này. Tuy nhiên, chính quyền cùng một số doanh nghiệp đã đưa ra thông điệp “Tết an toàn”, với các khuyến cáo hạn chế đi lại cùng với các bao lì xì và ưu đãi để giữ chân người lao động ở lại thành phố, không về quê ăn Tết.
Trung Quốc áp dụng tất cả biện pháp nhằm tránh ám ảnh dịch bùng phát và gián đoạn chuỗi cung ứng như năm ngoái. Chính phủ các nước châu Á khác cũng ra các thông điệp về Tết an yên, với các sáng kiến tiền lì xì điện tử và số hóa các món quà ngày Tết.
Thủ đô Bắc Kinh bắt đầu siết chặt kiểm soát đối với người dân từ các thành phố khắp Trung Quốc từ sáng 28/1 đến ngày 15/3. Chỉ có những khách từ những vùng nguy cơ thấp và có xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng bảy ngày qua mới được phép vào thủ đô.
Khách từ các khu vực nguy cơ trung bình đến cao hoặc từ các khu vực bị phong tỏa sẽ không được phép nhập thành. Trang Caixin nói khách được phép vào Bắc Kinh phải tự theo dõi các triệu chứng có thể nhiễm Covid-19 trong vòng 14 ngày dù được đi lại tự do. Họ phải thực hiện thêm hai xét nghiệm nữa vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14 khi đã vào Bắc Kinh.
Người dân không thế nào quên đợt bùng phát từ tâm dịch Vũ Hán và lan khắp Trung Quốc từ Tết năm ngoái. Các đợt phong tỏa sau đó đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, khiến nền kinh tế lớn thế hai thế giới suy giảm và tăng trưởng chậm lại trong ba quý đầu năm 2020.
Một trung tâm cách ly mới với hơn 3.000 giường bệnh đã được xây dựng cấp tốc ở tỉnh Hồ Bắc, giáp giới với ngoại thành Bắc Kinh từ giữa tháng 1, để phòng ngừa các ca bệnh tăng vọt trước Tết.
Theo Reuters, ngay cả đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng phải tuân thủ cách ly 14 ngày và gặp gỡ các đồng nghiệp Trung Quốc qua màn hình trực tuyến. Từ ngày 29/1 trở đi, đoàn chuyên gia WHO mới được khảo sát thực địa ở thành phố Vũ Hán và Hồ Bắc.
Ngành đường sắt Trung Quốc nói số vé bán trong dịp Tết này chỉ đạt 296 triệu vé, giảm 60% so với năm ngoái. Các khuyến cáo hạn chế đi lại của chính phủ cũng khiến số vé máy bay giảm mạnh.
Ám ảnh lây nhiễm và gián đoạn sản xuất
Chính phủ trung ương đã thúc giục các công ty tư nhân ở Trung Quốc tặng tiền lì xì để khuyến khích công nhân và nhân viên ở lại thành phố hay nơi làm việc, thay vì về quê. Các khuyến khích của Bắc Kinh cũng khiến các chuỗi cung ứng bật cơ chế cảnh giác. Không ai muốn gián đoạn như năm ngoái lặp lại.
Pegatron, một nhà thầu lắp ráp iPhone, tặng công nhân làm việc ở dây chuyền sản xuất 4.000 Nhân dân tệ, nếu họ ở lại ký túc xá. Tiền thuê phòng cũng được miễn phí. Luxshare, vốn sản xuất tai nghe AirPods và đồng hồ AppleWatch, gửi thư ngỏ hứa hẹn phần thưởng và các chương trình giải trí hấp dẫn cho người ở lại.
“Chúng tôi kêu gọi nhân viên các phòng ban ở lại và chung vui Tết với đồng nghiệp cơ quan. Chúng ta có một gia đình mới, nhưng vẫn là niềm vui đoàn tụ như truyền thống. Bạn sẽ giúp mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, công ty và đất nước hưởng cái Tết an toàn”, thông điệp của Luxshare gửi trong mạng WeChat kêu gọi.
Một nhà cung ứng khác của Apple là Foxconn đã đăng tuyển dụng cho cơ sở Long Hoa ở Thâm Quyến. Các địa phương có nhà máy của Foxconn cũng hợp tác với nhà thầu này nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Thành phố Trịnh Châu đã tiến hành xét nghiệm Covid-19 miễn phí trong hai ngày 24 và 25/1. Chính quyền thành phố nói đây là bước thử nghiệm để mở rộng xét nghiệm Covid-19 trên toàn Đặc khu kinh tế sân bay Trịnh Châu – cứ địa sản xuất iPhone lớn nhất thế giới của Apple. Năm ngoái, việc gián đoạn dây chuyền sản xuất trong quý 1 ở Trịnh Châu đã khiến iPhone 12 ra thị trường trễ hơn dự định nhiều tháng.
Nguyễn Hưng-R.Hồ
Đằng sau chú bò vạm vỡ với dáng vẻ như muốn lao mình về phía trước, là một câu chuyện điển hình cho giấc mơ của bao người trong lần đầu đặt chân đến New York hoa lệ.