Cây cầu xập xệ vẫn còn đây. Còn cây cầu gần 1 tỷ bạc mà lãnh đạo xã An Linh báo cáo đã đi về đâu?ãAnLinhPhúGiáoCâycầugầntỷbạcđivềđâkết quả trận flamengo
Báo cáo số 16 của Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã An Linh cho biết, trong năm 2009, xã đã triển khai thi công 5 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 3.585m và một cây cầu bắc qua suối Nước Trong với tổng kinh phí xây dựng gần 1 tỷ đồng. Ấn tượng với báo cáo trên, chúng tôi đã thâm nhập thực tế để viết bài biểu dương. Thế nhưng, thực tế lại không như những gì mà xã đã báo cáo...Số liệu báo cáo “ma”
Khi chúng tôi về tìm hiểu cây cầu “vì dân”; nhiều người dân ấp 6, xã An Linh không khỏi ngạc nhiên về cây cầu “báo cáo” của xã. Họ cho biết trong năm 2009, xã An Linh chẳng làm bất cứ cây cầu nào bắc qua suối Nước Trong cả! Có người còn phản ứng gay gắt với chúng tôi: “Chắc chú nghe nhầm năm”, nhưng khi chúng tôi đưa báo cáo của xã ra thì mọi người mới thôi phản ứng.
Dẫn chúng tôi đi thăm cây cầu ọp ẹp bắc qua suối Nước Trong, một người dân cho biết: “Cây cầu này được người dân chúng tôi bỏ tiền mua đan và cây bắc qua để đi lại làm ăn, nó vẫn còn nguyên đó chứ có thấy ai xây dựng hay tu bổ gì đâu. Cả chục năm nay cây cầu này phải oằn mình giúp bà con qua lại trên con đường giao thông duy nhất cho những người bên này suối sang bên kia suối làm ăn và những người bên kia suối qua bên này suối trao đổi, mua bán; cho con cái đi học và kể cả liên hệ với chính quyền xã. Nhiều người vẫn gọi đùa gần chục hộ dân tổ 1 đang sinh sống phía bên kia cầu là xóm bị “bỏ quên”, vì có ai giúp đỡ xây dựng cầu đường gì đâu?”.
Mòn mỏi đợi cầu!
“Khổ lắm chú ơi! Mùa mưa, xóm chúng tôi bị nước cô lập như một đảo hoang. Chú đến vào mùa này không mưa nên không biết, chứ nếu vào mùa mưa chú sẽ thấy cảnh khổ của người dân chúng tôi. Mưa xuống, nước ngập cầu không thể đi lại được”, ông Đinh Xuân Hoàng, một người dân đang sinh sống ở xóm “đợi cầu” rầu rĩ cho biết. Ông Hoàng còn cho biết thêm, nếu vào mùa mưa, có khi khách vào thăm xóm không ra được phải ở lại cả tuần, bởi chỉ một trận mưa lớn đổ xuống là khách không có cơ hội trở ra trong ngày. Biết bao nhiêu năm nay người dân nơi đây mong đợi một cây cầu vững chắc hơn để thuận tiện cho việc đi lại làm ăn, nhất là để cho con em đến lớp dễ dàng hơn. Còn tình trạng người đi xe qua cầu bị rơi xuống suối thì xảy ra thường xuyên.
Chính vì khó khăn trong việc đi lại nên sản phẩm của dân xóm “đợi cầu” làm ra cũng khó tiêu thụ. Do những khó khăn như vậy nên rất nhiều hộ dân trước kia từng sống ở đây bây giờ đã chuyển đi nơi khác. Ông Hoàng hài hước: “Cứ tình trạng này chắc con cái chúng tôi ế vợ, ế chồng hết, chú có dám qua đây vào mùa mưa tôi gả không con gái cho”. Chị Phạm Thị Hồng Hạnh, một người dân xóm “đợi cầu” chen ngang: “Ngày nào tôi cũng phải đưa đón đứa con đang học lớp một, cứ mỗi lần đưa cháu qua được cây cầu tôi mới yên tâm, mặc dù con suối này không dài nhưng mối nguy hiểm vẫn thường trực. Vào mùa mưa việc đi học của cháu rất vất vả, có khi bị gián đoạn chỉ do cầu bị ngập”.
Thực tế thì việc triển khai đề án xây dựng cây cầu bắc qua suối Nước Trong qua xóm “đợi cầu” cũng đã có dự án với tổng kinh phí xây dựng hơn 815 triệu đồng và khung cầu cũng đã được chở về để tại đây. Nhưng không hiểu vì sao họ lại cho xe chở khung cầu đi mất, tất cả những người dân tổ 1 đều cho biết như vậy. Như vậy, trên thực tế cây cầu đã có trong dự án xây dựng do UBND xã An Linh làm chủ đầu tư nhưng tại sao cây cầu lại không được thực hiện thì chỉ có lãnh đạo xã An Linh mới biết? Và đây cũng là câu hỏi mà chính quyền xã An Linh cần trả lời cho người dân của xã nói chung, người dân tổ 1, ấp 6 nói riêng biết.
Hoài Phương
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)