“Mật ngọt chết ruồi” của Google Photos, một dịch vụ không giống ai của gã khổng lồ tìm kiếm_trực tiếp đá banh kèo nhà cái
作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 03:29:44 评论数:
Google Photos là một trong những sản phẩm tốt nhất của Google,ậtngọtchếtruồicủaGooglePhotosmộtdịchvụkhônggiốngaicủagãkhổnglồtìmkiếtrực tiếp đá banh kèo nhà cái và là một cái bẫy ngọt ngào dành cho những người quá dựa dẫm vào nó.
Ngày nay, chúng ta chẳng còn mấy bận tâm làm sao để có đủ lưu lượng trên các dịch vụ đám mây nhằm lưu trữ lại những bức ảnh của mình nữa. Nhưng đã có lúc, đó từng là một chủ đề khiến nhiều người đau đầu suy nghĩ. Google Photos – một dịch vụ mà chúng ta ai cũng yêu, và cả ghét nữa – khởi đầu là một phần của Google+, mạng xã hội đã bị Google khai tử hồi đầu năm nay.
Quay trở lại năm 2015, Google lúc này phát hiện ra rằng họ cần mang lại thứ gì đó cho người dùng, và họ tung ra Photos dưới dạng một sản phẩm độc lập. Nó giống như một sự lựa chọn hiển nhiên mà ai cũng sẽ sử dụng, nhưng nên nhớ rằng hầu hết các sản phẩm Google tung ra trong suốt nhiều năm qua nay đều đã…chết yểu.
Người dùng thường không quan tâm đến việc đọc các điều khoản và điều kiện sử dụng của các phần mềm offline mà họ dùng ở nhà, nhưng các dịch vụ hoàn toàn online như Google Photos lại là chuyện khác. Dữ liệu của bạn được lưu trữ trên mạng, và bạn đang đặt lòng tin vào một công ty khác để họ quản lý ảnh cho bản thân mình.
Hãy thử tưởng tượng bạn có một bộ sưu tập cực lớn các bức ảnh thực, với vô vàn các album được chia theo từng sự kiện quan trọng như sinh em bé, đám cưới, các chuyến du lịch, và mọi thứ khác. Với hàng ngàn, hàng ngàn bức ảnh, căn phòng của bạn sẽ sớm không còn chỗ chứa nữa.
Thế rồi có một công ty đứng ra đảm bảo sẽ giúp lưu trữ mọi hình ảnh của bạn, kể cả những bức ảnh dung tục nhất, trong một nhà kho đặt ở đâu đó. Bạn có thể đến nhà kho đó và xem ảnh bất kỳ khi nào muốn, lấy một ít về nhà, nhưng phần lớn trong số chúng sẽ nằm đâu đó trong kho lưu trữ khổng lồ kia. Và công ty này hứa hẹn sẽ không tò mò nhòm ngó ảnh của bạn nữa.
Nếu là ảnh thực, bạn sẽ thấy việc đưa chúng cho ai đó giữ là điều rất khó khăn. Nhưng nếu ảnh nằm trong điện thoại, chúng ta lại cứ mặc kệ trao cho người khác mà chẳng nghĩ đến giây thứ hai!
Dù rằng Google Photos là một dịch vụ còn tương đối non trẻ, công ty mẹ và nhiều dịch vụ khác của nó đã xuất hiện từ khá lâu. Và như mọi công ty lớn khác, Google từng đối mặt với nhiều biến cố, tin đồn, và những sự thật nửa vời về vấn đề quyền riêng tư.
Những bí ẩn về Google Photos
Vấn đề lớn nhất, giống như bất kỳ dịch vụ trực tuyến nào khác, là về quyền riêng tư, và không cần nói cũng biết, chẳng có gì nhạy cảm hơn những bức ảnh cả. Mặc định, không ai ngoài bạn có thể xem được các hình ảnh lưu trữ trên đám mây, trừ khi bạn quyết định chia sẻ chúng cho họ. Đây là một điểm cộng.
Điều bí ẩn mà chúng ta sẽ bàn đến ở đây là ai sở hữu những hình ảnh đó, nhưng điều đó cũng dễ xác định. Bí ẩn thường được tạo nên khi không có đủ thông tin cần thiết để xác định sự thật. Nhiều năm trước, khi các điều khoản dịch vụ của Google còn rất khác biệt và Google+ vẫn còn sống tốt, có một đoạn trong thỏa thuận người dùng của dịch vụ này trông rất đáng quan ngại:
"11.1 Bạn giữ bản quyền và bất kỳ quyền nào khác bạn đã có đối với nội dung đưa lên, đăng tải, hay hiển thị trên hoặc thông qua dịch vụ. Bằng cách đưa lên, đăng tải hay hiển thị nội dung, bạn cho Google một giấy phép vĩnh viễn, không thể hủy bỏ, trên toàn thế giới, miễn phí bản quyền và không độc quyền để sao chép, điều chỉnh, sửa đổi, dịch, xuất bản, thực hiện công khai, hiển thị và phân phối công khai bất kỳ nội dung nào bạn đưa lên, đăng tải hay hiển thị trên hoặc thông qua dịch vụ. GIấy phép chỉ dùng cho mục đích cho hép Google hiển thị, phân phối hay quảng bá dịch vụ và có thể bị thu hồi đối với những dịch vụ nhất định theo định nghĩa trong các điều khoản bổ sung của các dịch vụ đó.
11.2 Bạn đồng ý rằng giấy phép này bao gồm quyền để Google mang những nội dung đó cho các công ty, tổ chức và cá nhân khác mà Google có quan hệ để dùng cho các dịch vụ liên kết, và để dùng những nội dung có liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ đó.
11.3 Bạn hiểu rằng Google, trong quá trình thực hiện những thao tác kỹ thuật cần thiết để cung cấp dịch vụ cho người dùng, có thể (a) truyền tải hoặc phân phối nội dung của bạn đến nhiều mạng lưới công cộng và dưới nhiều dạng phương tiện khác nhau; và (b) thực hiện những thay đổi đối với nội dung của bạn trong trường hợp cần thiết để làm nội dung phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật của các mạng liên kết, các thiết bị, dịch vụ và phương tiện liên kết. Bạn đồng ý rằng giấy phép này sẽ cho phép Google thực hiện các hành động trên".
Như bạn đã thấy, từ điều khoản dịch vụ cũ này, quyền của Google đối với nội dung của bạn là rất rộng. Nhưng những điều khoản này đã tồn tại từ trước khi Google Photos xuất hiện, và vào thời điểm đó, những mối quan ngại về quyền riêng tư chưa mạnh mẽ như ngày nay.
Điều khoản dịch vụ của Google đã thay đổi đáng kể và qua nhiều phiên bản khác nhau. Lần cập nhật mới nhất của nó là vào ngày 22/1/2019, và những đoạn văn bản nói trên không còn tồn tại nữa. Trên thực tế, chúng đã bị thay thế bằng một phiên bản dễ đọc hơn nhiều, không cần đến kiến thức của một luật sư mới hiểu được.
"Một số dịch vụ của chúng tôi cho phép bạn upload, đăng tải, lưu trữ, gửi và nhận nội dung. Bạn vẫn nắm quyền đối với bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào mà bạn có đối với nội dung đó, điều gì thuộc về bạn vẫn là của bạn.
Khi bạn upload, đăng tải, lưu trữ, gửi hoặc nhận nội dung thông qua dịch vụ của chúng tôi, bạn cho Google (và những ai chúng tôi làm việc cùng) một giấy phép toàn cầu để sử dụng, chứa, lưu trữ, sao chép, chỉnh sửa, tạo nên những sản phẩm phái sinh (như những thứ hình thành từ biên dịch, chuyển thể, hoặc những thay đổi khác chúng tôi thực hiện để nội dung của bạn hoạt động tốt hơn với dịch vụ của chúng tôi), liên lạc, xuất bản, thể hiện công khai, hiển thị công khai và phân phối những nội dung đó. Quyền bạn cung cấp trong giấy phép này chỉ dùng cho những mục đích hạn chế, gồm điều hành, quảng bá, và cải thiện dịch vụ của chúng tôi, và để phát triển những dịch vụ mới.
Một số dịch vụ có thể mang lại cho bạn những cách để truy cập và loại bỏ nội dung đã được cung cấp cho dịch vụ đó. Ngoài ra, trong một số dịch vụ, có những điều khoản hay thiết lập nhằm thu hẹp phạm vi mà chúng tôi có thể sử dụng nội dung đã đưa lên các dịch vụ đó. Hãy đảm bảo bạn có những quyền cần thiết để cung cấp cho chúng tôi giấy phép này đối với bất kỳ nội dung nào bạn đưa lên dịch vụ của chúng tôi".
Đoạn cuối nói trên rất quan trọng bởi Google cung cấp cho người dùng một cách để xóa nội dung trên một số dịch vụ, như YouTube, Gmail, Play Games và Google Pay. Bạn có thấy là không có Google Photos không?
Vấn đề ở đây là chúng ta không rõ Google sẽ làm gì với ảnh của mình. Chúng ta biết công cụ Assistant có thể tự động quét ảnh để tìm dữ liệu và sử dụng tất cả các thông tin nhúng trong ảnh đó. Nghe có vẻ không thoải mái chút nào, nhưng nó lại khá hữu dụng nếu bạn đang muốn tìm một thứ cụ thể trong một loạt các hình ảnh về các ngọn núi. Ví dụ, bạn có thể tìm từ khóa "xe hơi", và bạn sẽ chỉ thấy các hình ảnh với "xe hơi" xuất hiện trong đó mà thôi.
Từ những điều mà Google đã luôn nói trong nhiều năm qua, chúng ta còn biết rằng thuật toán deep learning của họ vẫn chưa được ứng dụng vào Google Photos. Tất cả các quá trình huấn luyện được thực hiện đối với Assistant là do con người thực hiện, có nghĩa là người ta dạy nó cần nhận biết cái gì.
Tóm lại, bí ẩn cho rằng Google có thể sử dụng hình ảnh của bạn cho những mục đích khác ngoài những mục đích đã nêu trong điều khoản dịch vụ là không có cơ sở trong thực tế. Công ty sẽ phải đối mặt với trách nhiệm nặng nề nếu những hình ảnh riêng tư của người dùng xuất hiện ở nơi công cộng mà chưa được phép của họ, và chúng ta phải nhớ rằng có hơn 1,2 tỷ hình ảnh được upload mỗi ngày, và hơn 5 tỷ hình ảnh được xem mỗi ngày.
Quản lý truyền thông của Google, Anna Zur, nói rằng công ty hiện không sử dụng nội dung được upload bởi người dùng để phục vụ lợi ích của họ.
"Chúng tôi hiện không sử dụng hình ảnh hay video trên Google Photos cho mục đích quảng cáo và nếu chúng tôi làm vậy, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin rõ ràng đến người dùng rằng chúng tôi sẽ làm vậy" – Google nói. Bạn có thấy họ dùng từ "hiện" không? Tức trong tương lai họ có thể làm chăng? Ít ra thì chúng ta cũng biết khi nào điều đó sẽ xảy ra!
Rất khó để chuyển sang dịch vụ khác
Một vấn đề khác ảnh hưởng đến bất kỳ ai muốn bỏ Google Photos và hệ sinh thái Google là việc quản lý hình ảnh. Một người từng có ý định từ bỏ Google Photos để chuyển sang một nền tảng khác cho biết anh đã gặp khó khăn khi tìm cách xóa ảnh khỏi dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên toàn bộ tài khoản của mình.
Anh này đã lưu trữ hàng chục ngàn ảnh trong nhiều năm trời, và chẳng hề chia chúng thành từng album để dễ quản lý. Bạn nghĩ xóa chúng dễ lắm ư? Cứ chọn các tập tin rồi tự tay xóa chúng thôi? Hóa ra Google không thực sự khuyến khích cách làm này.
Có vẻ như ảnh của bạn được lưu trữ trên nhiều máy chủ khác nhau, và hành động xóa ảnh có thể khiến Google bị ảnh hưởng. Trong mọi trường hợp, Google đều đặt ra một số giới hạn nhưng không hề nhắc đến chúng. Ngay cả khi bạn là một khách hàng đã mua thêm dung lượng trên Google Photos, bạn vẫn sẽ gặp phải những giới hạn này.
Những điều kiện duy nhất được thông báo với người dùng là kích cỡ của hình ảnh được upload lên dịch vụ - điều kiện này thay đổi tùy theo nhiều yếu tố. Ví dụ, người dùng Google Pixel có thể upload hình ảnh và video ở chất lượng nguyên gốc cho đến ngày 31/1/2022.
Tuy nhiên, bạn có biết mình không thể đưa hơn 20.000 hình ảnh vào một album hay không? Có thể bạn không cho đó là một vấn đề lớn, nhưng người dùng chỉ có thể xóa tối đa 500 hình ảnh một lúc mà thôi. Bạn có thể chọn hơn 500 hình, nhưng nó sẽ hiện thông báo lỗi khi bạn cố xóa chúng. Nếu bạn có 100.000 hình ảnh, bạn sẽ phải làm động tác này 200 lần. Càng khó chịu hơn là trước đây, Google cho phép bạn xóa 1.000 hình một lúc, còn bây giờ con số này chỉ còn một nửa!
Bây giờ, giả sử bạn đã bỏ công ra xóa sạch hình ảnh, 500 hình mỗi lần. Google rõ ràng không thích điều này, bằng chứng là sau vài lần thực hiện, chức năng xóa sẽ tạm ngừng một lúc, đôi lúc tạm ngừng cả tiếng, hoặc hơn nữa. Có vẻ như Google xem hành động này là…spam.
Chưa hết, cộng đồng mạng từng cố tạo ra nhiều đoạn mã để giúp việc chọn nhiều hình ảnh trở nên dễ dàng hơn, nhưng hầu hết chúng không hoạt động. Và quái lạ nữa là một số hình ảnh đã bị xóa bỗng xuất hiện trở lại một cách khó hiểu sau khi chúng đã bị xóa.
Tất cả những hành động nói trên được thực hiện trên phiên bản web của Google Photos, nơi chúng ta vẫn nghĩ chẳng có giới hạn nào cả. Có rất nhiều chủ đề thảo luận, câu hỏi, và các diễn đàn dành riêng để nói về vấn đề này. Một số cho biết họ thành công, số khác nói họ bỏ ra nhiều ngày cố xóa thư viện ảnh, để rồi công sức đổ sông đổ biển. Hồi tháng 7 năm nay, Google Drive và Google Photos đã bị ngắt liên kết, có nghĩa là việc quản lý bộ sưu tập ảnh của bạn nay càng khó khăn hơn.
Google trả lời thế nào về vấn đề này? Anna Zur cho biết: "Chúng tôi muốn giúp mọi việc diễn ra dễ dàng khi mọi người tạo album chứa những hình ảnh và video quan trọng nhất đối với họ, và chúng tôi cũng muốn giúp mọi việc diễn ra dễ dàng khi xóa ảnh khỏi Google Photos – bạn nên biết là chúng có thể được xóa hàng loạt đấy. Chúng tôi nhận được phản hồi rằng dung lượng ảnh và video hiện tại đối với album và trải nghiệm xóa nội dung diễn ra đơn giản và dễ dàng với hầu hết mọi người, nhưng chúng tôi luôn tìm hiểu xem có chỗ nào có thể cải thiện hơn nữa không".
"Khi bạn tham gia Google Photos, bạn sẽ có thể chọn một tùy chọn dung lượng lưu trữ. Chúng tôi cũng cung cấp nhiều chi tiết về chất lượng ảnh upload tại Help Center (và trong phần Settings của Google Photos). Như bạn đã biết, trên di động, bạn có thể xóa 500 ảnh và video một lúc, và trên web thì không có giới hạn, bạn có thể xóa bao nhiêu ảnh và video trong thư viện mà bạn muốn cùng lúc".
Kết luận
Trong bài viết này, chúng ta không nói rằng Google tìm cách ngăn người dùng rời bỏ dịch vụ của họ và chuyển sang dịch vụ của công ty khác, nhưng ai cũng thấy cả một mê cung chứa đầy những vấn đề xuất hiện mỗi khi người dùng muốn làm điều đó. Cách Google làm không khác mấy so với cách bố trí trong các siêu thị, nơi mà một khi đã đi vào, bạn sẽ không dễ tìm thấy lối ra ngay trước mặt mình.
Mấu chốt của vấn đề là Google Photos không có đối thủ xứng tầm nào. Không có dịch vụ nào giống nó cả, nên dù bạn có muốn chuyển cũng không biết chuyển sang đâu. Dịch vụ của Google có quá nhiều tính năng hữu ích, chưa kể cứ định kỳ, nó lại được hãng thêm vào hàng tá tính năng mới.
Người dùng muốn rời bỏ dịch vụ (hay chỉ đơn giản là muốn dọn dẹp lại thư viện ảnh một chút) sẽ phải thực hiện rất nhiều việc, đến mức một số sẽ muốn…đi ngủ cho khỏe. Google Photos rõ ràng là một dịch vụ mà chúng ta không thể sống thiếu nó được, và rời bỏ nó không phải là vấn đề dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ.
Minh.T.T