Nhờ những chính sách chuyển giao công nghệ,ệthuộccôngnghệvàbàihọcchocácnướcđtỷ số u19 ý bảo hộ thương mại và tạo điều kiện cho quá trình R&D, nước Mỹ đã trở thành đế chế công nghệ nắm giữ những “con át chủ bài” trong suốt nhiều thập kỷ.
Đàm Thụ Nhân (Shuren Qin), chủ một doanh nghiệp Trung Quốc, đã nhận 10 tội danh bao gồm âm mưu vi phạm luật xuất khẩu, gian lận thị thực, rửa tiền và buôn lậu tại phiên tòa ở Boston (bang Texas) diễn ra ngày 28/4 vừa qua. Trước đó ông này đã bị tạm giữ vào năm 2018, với cáo buộc tìm mua các công nghệ giám sát âm thanh hỗ trợ quân đội Trung Quốc chế các thiết bị không người lái dưới nước.
Không chỉ thu hút sự chú ý của dư luận, vụ việc này lại một lần nữa đưa những bí ẩn liên quan đến thương chiến Mỹ-Trung trở lại dưới ánh đèn sân khấu. Dưới thời Donald Trump, làn sóng đầu tiên trong cuộc chiến trương mại đã được khởi động, nhằm thiết lập mức thuế trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu trị giá lên tới 250 tỷ USD từ đối thủ của chủ nghĩa bảo hộ trong thời kỳ suy thoái – Trung Quốc. Donald Trump đã kiên quyết dẹp bỏ tình trạng "đổi công nghệ lấy thị trường" để tiếp tục giành thế thượng phong.
Tuy nhiên, các chuỗi cung ứng đối với hàng hóa cơ bản vẫn có thể tái thiết nhanh chóng sau khi các rào cản được dỡ bỏ, nên sức ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-Trung giai đoạn đầu không thực sự trầm trọng. Chỉ đến khi ông Trump sử dụng lý do an ninh quốc gia để loại bỏ Huawei khỏi chuỗi cung ứng trong giai đoạn 2 của chiến dịch tranh cử tổng thống, người ta mới nhận ra sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ của nền kinh tế trên toàn cầu.
Trò chơi công nghệ của Mỹ
Động thái cấm vận Huawei của ông Trump là một sự leo thang trong cuộc chiến thương mại đã âm ỉ trong nhiều năm, đây cũng là chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm kiểm soát các tiêu chuẩn công nghệ của nền kinh tế kỹ thuật số. Đồng thời cũng tái khẳng định vị thế của quốc gia này trong việc kiểm soát các công nghệ lõi, bởi sự thống trị thị trường cùng với những tiêu chuẩn, quy định kèm theo.
Đối với các nước đang phát triển, tiếp cận công nghệ có thể mang lại nhiều lợi ích - một trong những cải tiến đó là sự thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, một vấn đề mà các nước phát triển gặp phải đó là buộc phải lựa chọn ưu tiên đổi mới công nghệ hoặc thích ứng với công nghệ. Trong khi sự tiến bộ công nghệ tạo nên khoảng cách giữa các tầng lớp, nhất là khả năng tiếp cận của người nghèo, bài toán về phổ cập công nghệ một cách bình đẳng đòi hỏi phải có sự giám sát, thúc đẩy và khuyến khích đổi mới, cũng như tạo ra việc làm để giải quyết tình trạng này. Khi sự phát triển của quốc gia không theo kịp với tiến độ nghiên cứu công nghệ, sự phụ thuộc sẽ dần thành hình.
Ngược lại, Mỹ liên tục thể hiện sức mạnh của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong những năm qua dựa trên nhiều lợi thế, bao gồm sự đa dạng, chất lượng và ổn định của các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy; năng lực nhân sự; xã hội cởi mở; sự sẵn có của các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm và truyền thống đầu tư vào nghiên cứu R&D. Trong đó, lĩnh vực sản xuất chi phối hoạt động R&D ở nước ngoài của các công ty thuộc sở hữu của Mỹ tập trung vào thiết bị giao thông vận tải, sản phẩm máy tính và điện tử, hóa chất và dược phẩm.
Cuộc chiến công nghệ và bài học cho Việt Nam
Hệ thống pháp lý của Mỹ đã hình thành một rào cản hạn chế sự phát triển công nghệ Trung Quốc cho đến tận thời điểm hiện tại. Dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Lý Khắc Cường, Trung Quốc đã đẩy mạnh chương trình đầu tư quốc gia vào nhiều lĩnh vực công nghệ thiết yếu như năng lượng sạch, big data, an ninh mạng quốc gia, thám hiểm không gian, nghiên cứu não bộ, truyền thông và tính toán lượng tử...
Bên cạnh đó, ngân sách R&D của Trung Quốc cũng đã tăng từ mức 2,05 GDP vào năm 2015 lên 2,5% vào năm 2020. Cùng với kế hoạch “Made in China 2025” của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc tập trung xây dựng những “nhà vô địch quốc gia”, là các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc làm chủ những công nghệ mới đó.
Trung Quốc đã “ươm tạo” được nhiều doanh nghiệp tầm cỡ thế giới trong các lĩnh vực công nghệ viễn thông (như Huawei, Weibo, Tencent), thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến (Alibaba), xe hơi điện (BYD), trí tuệ nhân tạo…
Nhưng về cơ bản Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào phần cứng và phần mềm của Mỹ, Trung Quốc có thể dần dần giải quyết trong tương lai bằng những nỗ lực nghiên cứu cơ bản dài hơi. Nhưng, họ đang phải đối mặt với một trở ngại cực lớn là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao và các công nghệ lõi. Đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển khoa học công nghệ của một quốc gia và không thể khắc phục trong một sớm một chiều.
Các mạng 4.0 đang đặt thế giới vào cuộc chơi mới. Công nghệ 4.0, nhất là công nghệ số thì càng dùng nhiều, càng nhiều người dùng thì càng rẻ, giá trên đầu người tiếp cận 0. Công nghệ số thì xử lý dữ liệu, dữ liệu nhiều thì mới thông minh, người dùng quyết định sự thông minh của hệ thống chứ không phải công nghệ gốc. Như vậy, người dùng đóng vai trò quan trọng hơn là người sáng tạo ra công nghệ gốc và người dùng quyết định giá trị công nghệ. Đây chính là cơ hội cho những quốc gia đi sau như Việt Nam.
Chia sẻ về chiến lược của Việt Nam về vấn đề công nghệ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thời gian tới, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ phát triển theo 4 loại hình chính. Thứ nhất, khoảng 10 - 20 doanh nghiệp công nghệ lớn có tiềm lực tài chính, thị trường và nhân lực sẽ làm chủ nghiên cứu, phát triển các công nghệ cốt lõi. Các doanh nghiệp thương mại dịch vụ lớn có thể chuyển thành các tập đoàn công nghệ, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Thứ hai, các doanh nghiệp công nghệ đã có 10 - 20 năm kinh nghiệm đang chủ yếu làm gia công sẽ chuyển sang làm sản phẩm, tập trung làm các nền tảng chuyển đổi số. Thứ ba, các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp sẽ làm tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, mang công nghệ số áp dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Thứ tư, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới đột phá.
Việt Nam cũng đã tuyên bố chiến lược "Make in Vietnam". Make in Vietnam để sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam.
"Make in Viet Nam để giải quyết vấn đề Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển. Make in Vietnam để đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Make in Vietnam để làm chủ công nghệ. Make in Vietnam để bảo vệ Việt Nam. Make in Vietnam để Việt Nam hùng cường thịnh vượng" Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Điệp Lưu
Tập đoàn Thomson Reuters, chủ sở hữu hãng thông tấn Reuters, cho biết sẽ chi từ 500 tới 600 triệu USD trong 2 năm tới cho trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học.