Trường ĐH không được đào tạo cao đẳng do luật mâu thuẫn với nhau?ỉđạomớinhấtcủaBộLaođộngvềtrườngĐHngừngtuyểnsinhcaođẳlich da bong ngoai hang anh
Theo quan sát của các chuyên gia tuyển sinh, việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) yêu cầu 45 trường đại học đột ngột dừng tuyển sinh bậc cao đẳng từ ngày 1/7/2019 dường như là do mâu thuẫn trong việc ban hành pháp luật.
Cụ thể, theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục, quy định đại học, trường đại học, học viện đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ khi được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép. Vì vậy trong khoảng thời gian này, rất nhiều trường đại học xin phép được đào tạo hệ cao đẳng và được cấp phép.
(Ảnh: Thanh Tùng) |
Luật Giáo dục Đại học năm 2012 ban hành cũng nêu rõ các trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Đến năm 2015, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 32 về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học, yêu cầu cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo cao đẳng mỗi năm phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cao đẳng ít nhất 30% so với chỉ tiêu năm 2015 để dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2020.
Trong khi đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 (có hiệu lực năm 2015) lại cho phép cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp nếu đáp ứng đủ yêu cầu (Khoản 1- Điều 19). Theo Điều 18 của luật này nhiều trường đại học đã đăng ký đào tạo cao đẳng và được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp phép.
Tới tháng 6/2018, Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 06, Quy định về xác định chỉ tuyển sinh trình độ trung cấp cao đẳng, các ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Đảm bảo quyền lợi cho người học
Một chuyên gia của Bộ GD-ĐT cho hay, trước đây Thông tư 32 về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đã có lộ trình để trường ĐH không đào tạo CĐ nữa mà tập trung vào các trình độ của giáo dục đại học. Hiện giờ Thông tư 32 đã hết hiệu lực nhưng Luật Giáo dục nghề nghiệp lại cho các trường ĐH đào tạo cao đẳng. Vì vậy, các trường đại học đã đăng ký và được cho phép nên đã đầu tư rất lớn để đào tạo trình độ này.
Trao đổi với VietnamNet sáng 29/7, ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho nay, sáng nay ông đã họp và chỉ đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp rà soát căn cứ pháp lý đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, nếu các văn bản pháp luật không xung đột với nhau thì áp dụng văn bản có lợi cho người học và nhà trường trên nền tảng lấy chất lượng làm gốc.
Thứ hai, hướng dẫn các trường để ổn định tình hình, đảm bảo quyền lợi cho người đã nhập học, đã đăng ký được tiếp tục học.
Thứ ba, tổng hợp tình hình và báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để có giải pháp căn cơ, lâu dài, phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học và quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp.
“Cơ bản chúng tôi vẫn đảm vảo quyền lợi cho các trường và người học”- ông Quân nói.
Được bết, từ ngày 1/1/2017, Bộ LĐ-TB&XH bắt đầu quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trừ các trường sư phạm, ngành đào tạo giáo viên. Chức năng quản lý nhà nước đối với 201 trường cao đẳng, 303 trường trung cấp chuyên nghiệp; hồ sơ quản lý về giáo dục nghề nghiệp; các đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ xây dựng, thực hiện đề án cũng như nhân sự Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp thuộc Bộ GD-ĐT đã được chuyển giao cho Bộ LĐ-TB và XH.
Lê Huyền
- Việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) yêu cầu 45 trường ĐH dừng tuyển sinh cao đẳng ngay giữa mùa tuyển sinh được cho là thiếu chuyên nghiệp và không có cơ sở.
(责任编辑:World Cup)