Người giàu sống dưới mức thu nhập của mình và sẽ không chi tiền cho những thứ mà họ cho là lãng phí.
1. Phí ngân hàng
Những người giàu có và thành công hiểu về tiền bạc rõ đến mức họ không bao giờ để phí những đồng tiền quý giá của mình vào những thứ mà họ có thể tránh được.
Giống như nhiều doanh nghiệp khác,ứngườigiàukhôngbaogiờchitiềnha cai 88 ngân hàng thu phí các dịch vụ của họ, ví dụ như phí bảo trì hàng tháng, hàng năm. Người giàu tránh được những khoản phí này bằng cách chơi đúng luật. Ví dụ, dịch vụ kiểm tra cơ bản của Ngân hàng Mỹ thu phí 12 đô/ tháng, nhưng bạn có thể tiết kiệm chi phí này nếu đáp ứng một trong số các yêu cầu: duy trì số dư ít nhất 1,500 đô hoặc gửi tiền trực tiếp.
2. Lãi suất thẻ tín dụng
David Henderson – nhà kế hoạch tài chính của công ty Client One Securities cho rằng khi thẻ tín dụng của bạn đã ở mức báo động, bạn cần cố gắng sống ở mức thấp hơn thu nhập của mình. “Nếu bạn có thể tự tập luyện thường xuyên và có hệ thống việc gạt bỏ tiền ra khỏi cuộc sống vì tương lai của mình, thì bạn có thể gây dựng sự giàu có một cách ổn định và không cần phải phụ thuộc vào thẻ tín dụng hay các khoản nợ không khấu trừ khác”. Đó chính là cách sống như người giàu.
3. Các gói bảo hành mở rộng
Khi bạn mua một chiếc tivi màn hình phẳng, bạn có thể được hỏi “Bạn có muốn mua thêm gói bảo hành không?” Một người tiêu dùng thông minh nên trả lời đơn giản là “không”. Những gói bảo hành mở rộng sẽ làm bạn cháy túi, trong khi tiền sẽ chỉ đổ về túi các ông chủ doanh nghiệp mà thôi.
Theo một nghiên cứu của tờ US News, các gói bảo hành mở rộng thường đi kèm rất nhiều điều khoản, vì vậy nếu lần sau nhân viên bán hàng đang cố bán cho bạn một gói bảo hành này, hãy tìm cách kết thúc cuộc trò chuyện càng nhanh càng tốt.
4. Xổ số
Nếu bạn thực sự muốn giàu có, đừng chơi xổ số. Đây là cách chắc chắn đốt tiền của bạn rất nhanh. Cơ hội để thắng xổ số Powerball là 1 trên 175 triệu. Tỷ lệ cược này không có lợi cho bạn chút nào.
Hãy làm một phép tính. Một chiếc vé Powerball giá 2 đô – không nhiều, nhưng nếu bạn chơi 2 lần mỗi tuần trong vòng 1 năm và mỗi lần bạn mua 2 vé, bạn sẽ mất 400 đô mỗi năm. Đừng lãng phí những đồng tiền mồ hôi nước mắt như vậy. Hãy để dành số tiền đó cho giai đoạn nghỉ hưu.
Cũng theo các nghiên cứu, tỷ lệ rơi máy bay còn cao gấp 17 lần tỷ lệ trúng xổ số. Henderson cho biết người giàu thường có những lựa chọn logic hơn và “đầu tư tiền của họ vào chỗ khác”.
“Nhiều nghiên cứu cho thấy người có thu nhập thấp chơi xổ số nhiều hơn người có thu nhập cao. Người có thu nhập cao thường chỉ chơi khi giải thưởng Powerball đạt con số rất lớn và thu hút sự chú ý của truyền thông” – Henderson nói.
5. Các món đồ ngẫu hứng
Bạn đã từng vào trung tâm mua sắm với ý định chỉ mua một thứ gì đó nhưng rồi lại đi ra với một đống đồ chưa? Người thành công là những người lên kế hoạch tốt. Họ kiểm soát cảm xúc của mình để tránh sa đà vào những thứ không lên kế hoạch từ trước.
Để tránh tình trạng này, hãy sử dụng tiền mặt khi mua sắm và chỉ mang đúng số tiền dự kiến dùng để mua món đồ đã lên kế hoạch.
6. Tài khoản tiết kiệm lãi suất thấp
Bạn muốn gửi tiết kiệm vì nó an toàn? Nhưng bạn có muốn lãi suất cao hơn không? Nếu câu trả lời là “có” cho cả hai câu hỏi thì có lẽ bạn cần thay đổi chiến dịch tiết kiệm.
Gửi tiết kiệm thông thường không thể đẻ ra nhiều lãi suất. Theo dữ liệu của GOBankingRates, mức lãi suất tiết kiệm trung bình là 0,18% - trái ngược hoàn toàn với mức mà bạn có thể mong đợi từ tài khoản tiết kiệm lãi suất cao.
Hãy tìm những kiểu ngân hàng lãi suất cao bằng cách nhìn rộng hơn ngoài những ngân hàng truyền thống. Những ngân hàng chỉ hoạt động “online” thường đề nghị mức lãi suất cao nhất vì họ không phải trả chi phí mặt bằng hoặc phải trả ít hơn nhiều.
7. Mua hàng hiệu
Bạn có thể nhìn thấy nhiều món hàng hiệu trên thảm đỏ, nhưng những người giàu nhất lại không chọn hàng hiệu cho tất cả các món đồ của mình. “Người giàu so sánh giá cả và hiểu tầm quan trọng của cả chất lượng và chi phí. Họ có thể mua một món đồ rẻ hơn hoặc mua một món chất lượng cao hơn từ một cửa hàng rẻ hơn để sử dụng ngân sách của mình một cách khôn ngoan nhất”.
Vì thế, nếu lần sau khi bạn muốn mua một chiếc quần jean 200 đô, hãy dừng lại tự hỏi xem sự đầu tư này có xứng đáng không, hoặc một chiếc quần jean 30 đô liệu có hợp lý hơn không?
Xem thêm:
5 thói quen thanh đạm của những người giàu nhất thế giới