Khi quy định giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước (CKD) được áp dụng từ ngày 1/12,ácphânkhúcôtôsẽkhôngbiếnđộngsaukhiđượcgiảmphítrướcbạkq league cup các dòng xe bán chạy như Kia Seltos, Ford Ranger hay Toyota Fortuner sẽ có được ưu thế lớn trước loạt ôtô nhập khẩu (CBU). Trái ngược với tình thế đó, diễn biến cạnh tranh ở nhóm hatchback cỡ nhỏ, sedan hạng B và SUV 5 chỗ cỡ trung sẽ không có nhiều thay đổi khi hầu hết dòng xe bán chạy trong các phân khúc này cùng là xe CKD, không có chênh lệch về chính sách ưu đãi. VinFast Fadil giữ vững ngôi đầu trước Hyundai Grand i10 Trong tháng 10 vừa qua, doanh số của VinFast Fadil có sự đi xuống so với tháng 9 (2.565 xe), tuy vậy hơn 2.200 xe được bán ra vẫn đủ giúp mẫu hatchback Việt Nam đứng đầu phân khúc xe cỡ nhỏ và bán nhiều gấp đôi Hyundai Grand i10 (1.108 xe). Tính rộng hơn, Fadil cũng đang là dòng ôtô du lịch bán chạy nhất ở Việt Nam sau 10 tháng với doanh số tích lũy gần 19.900 xe. Trong khi đó, kết quả tương ứng của Hyundai Grand i10 là 9.309 chiếc và Kia Morning là 2.996 chiếc. Dù có giá bán thuộc diện cao nhất phân khúc, Fadil (425-499 triệu đồng) thường xuyên được tặng 100% lệ phí trước bạ trong các tháng qua nên có thể cạnh tranh tốt với Grand i10 hatchback (360-435 triệu đồng) và Morning (439 triệu đồng). Trong thời gian tới, phần khuyến mại cho Fadil từ nhà sản xuất có thể được điều chỉnh thấp hơn trước khi đã có chính sách kích cầu từ Chính phủ. Tuy nhiên, các đại lý nhiều khả năng sẽ bổ sung một vài ưu đãi để giúp mẫu hatchback Việt Nam duy trì được doanh số nhờ vào giá bán dễ chịu. Hyundai Grand i10 2021 ra mắt hồi tháng 8 gặp nhiều khó khăn vì tình hình dịch bệnh. Ảnh: TC Motor. So với 2 mẫu xe Hàn Quốc, VinFast có phần “lỗi mốt” khi đã 3 năm qua chưa nhận được bất kỳ sự nâng cấp nào. Trong khi đó, Hyundai Grand i10 và Kia Morning đều đã được ra mắt đời xe mới với kiểu dáng bắt mắt và nhiều trang bị tính năng hấp dẫn. Trong khi đó, bộ đôi xe CBU là Toyota Wigo (352-385 triệu đồng) và Honda Brio (418-452 triệu đồng) trong các tháng tiếp theo có thể sẽ cần tung ra các chính sách khuyến mại để không bị lép vế trước 3 mẫu hatchback CKD kể trên. Toyota Vios tiếp tục so kè với Hyundai Accent Trái với tình thế cách đây một năm, cuộc đua trong phân khúc sedan hạng B có sự đảo chiều khi Hyundai Accent nay là cái tên dẫn đầu, còn Toyota Vios trở thành mẫu xe bám đuổi. Tính đến hết tháng 10, doanh số của Vios cộng dồn đạt gần 14.400 chiếc, trong khi con số tương ứng của Accent là 16.382 xe. Đáng chú ý, ở tháng đầu tiên của quý IV, mẫu xe của Hyundai bán được hơn 3.300 xe, cao nhất trong vài năm trở lại đây duy trì khoảng cách với Vios. Trong thời gian qua, Toyota cố gắng lật ngược tình thế bằng chính sách khuyến mại dao động 25-30 triệu đồng cho Vios (478-581 triệu đồng). Tuy vậy, mức giá thấp hơn (426-542 triệu đồng) cùng mẫu mã, trang bị nổi bật và các chương trình giảm giá của đại lý đã giúp Accent duy trì khoảng cách với mẫu xe Nhật Bản. Sắp tới, khi chính sách giảm trước bạ cho xe CKD được áp dụng, cả Vios và Accent đều nằm trong diện được hỗ trợ nên tình thế của cuộc so kè này sẽ khó có sự thay đổi, trừ khi Toyota mạnh tay giảm giá cho Vios nhằm đòi lại vị thế dẫn đầu từ tay Hyundai. Ở phần còn lại của phân khúc xe hạng B, Honda City (499-599 triệu đồng) và Kia Soluto (369-469 triệu đồng) cũng được hưởng lợi để cạnh tranh với các dòng xe nhập khẩu là Mazda2 sedan (479-599 triệu đồng), Nissan Almera (469-579 triệu đồng) hay Mitsubishi Attrage (375-485 triệu đồng). Trong thời gian qua, Attrage cùng Mazda2 đã chủ động ưu đãi phí trước bạ 50-100% để cải thiện doanh số, tuy vậy tình thế không quá khả quan cho 2 dòng xe nhập khẩu từ Thái Lan này. Mazda CX-5 cạnh tranh cùng Hyundai Tucson Ở nhóm SUV hạng C tầm 1 tỷ đồng, 2 cái tên đang chiếm ưu thế là Mazda CX-5 cùng Hyundai Tucson với kết quả kinh doanh tính đến hết tháng 10 lần lượt 6.700 và 6.165 xe. Còn ở lần công bố doanh số gần nhất, CX-5 bị dẫn trước với lượng xe bán ra trong tháng 10 đạt 712 chiếc, bằng 1/2 so với 1.420 xe được tiêu thụ của Tucson. Trong đó, CX-5 vốn có ưu thế về khoảng giá rộng hơn (839 triệu - 1,059 tỷ đồng) cũng như tùy chọn động cơ, hệ dẫn động đa dạng hơn so với đối thủ Hàn Quốc. Đổi lại, Tucson (799-940 triệu đồng) có mức giá cạnh tranh và nhiều trang bị tính năng hấp dẫn để thu hút người dùng. Thực tế, trong các tháng vừa qua, cả Mazda lẫn Hyundai đều có những lần tung ưu đãi lớn cho CX-5 và Tucson để duy trì doanh số. Các phiên bản 2.0 của mẫu SUV Nhật Bản từng được tặng 50% lệ phí trước bạ và phụ kiện, còn Tucson có chính sách giảm giá 60-75 triệu đồng. Ngoài CX-5 và Tucson, những cái tên khác trong phân khúc cũng đã tung các gói kích cầu trong giai đoạn thị trường bị gián đoạn vì dịch bệnh. Chẳng hạn Honda CR-V (998 triệu - 1,138 tỷ đồng) ưu đãi 100% phí trước bạ, Outlander (825 triệu - 1,058 tỷ đồng) giảm 50% phí trước bạ hay Subaru Forester (1,128-1,288 tỷ đồng) giảm 144-229 triệu đồng. Theo ZingNews Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn! Trong khi lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tháng 11/2021 ước đạt 14.000 chiếc, giảm 8,5% so với tháng trước thì xe sản xuất, lắp ráp trong nước lại đạt 24.400 chiếc, tăng tương ứng 8,4%.Ô tô nhập khẩu giảm, lép vế trước xe trong nước