Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo. Ảnh: tietkiemnangluong |
Đây là các con số được nêu tại Diễn đàn “Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam" vừa được tổ chức.
Theỡràocảnchonănglượngtáitạkết quả bóng đá trực tuyến hômo đánh giá, Việt Nam được xem là quốc gia có lợi thế lớn để phát triển các loại hình NLTT. Theo các nghiên cứu, tiềm năng điện gió trên bờ của Việt Nam vào khoảng 217 GW và tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi vào khoảng 160 GW. Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời, điện rác và điện sinh khối...
Theo tin từ Cổng thông tin Chính phủ, số liệu của Bộ Công thương cho thấy, tính đến hết tháng 9/2020 tổng công suất lắp đặt điện gió tại Việt Nam đạt 485 MW, điện mặt trời đạt 5.829 MW và điện sinh khối đạt 169 MW chiếm khoảng 11,2% tổng công suất lắp đặt toàn quốc.
Về sản lượng, tính đến hết tháng 9/2020, điện sản xuất từ điện gió đạt 630 triệu kWh, điện mặt trời đạt 7.274 triệu kWh, điện sinh khối đạt 303 triệu kWh chiếm khoảng 4,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn quốc.
Riêng đối với điện mặt trời mái nhà, tính đến ngày 14/10 đã có trên 57.000 hệ thống được lắp đặt với tổng công suất 1.747 MWp.
Nghị Quyết 55 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.
Các mục tiêu cụ thể cũng được đặt ra trong từng giai đoạn. Trong đó có mục tiêu đưa tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045; Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.
Để đạt được mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) như mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 55, Bộ Công Thương đã tham mưu trình Chính phủ ban hành các cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, điện sinh khối, phát điện từ chất thải rắn và điện mặt trời.
Theo đó, áp dụng giá mua ưu đãi cố định trong 20 năm (điện gió trên bờ là 8,5 US cent/kWh, điện gió ngoài khơi 9,8 US cent/kWh áp dụng cho các dự án có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/202, điện sinh khối công nghệ đồng phát nhiệt điện: 7,03 US cent/kWh, điện sinh khối khác: 8,47 US cent/kWh; công nghệ đốt rác phát điện: 10,05 US cent/kWh, điện mặt trời 9,35 US cent/kWh áp dụng cho các dự án có ngày vận hành thương mại trước 1/7/2019) và 7,09 US cent/kWh điện mặt trời mặt đất, 7,69 US cent/kWh điện mặt trời nổi, 8,38 US cent/kWh điện mặt trời mái nhà áp dụng cho các dự án điện mặt trời vào vận hành trong giai đoạn từ 1/7/2019 đến 31/12/2020.
Cùng với đó là ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế sử dụng đất ở mức cao nhất theo quy định hiện hành.
Theo chuyên gia của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nhu cầu nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam dự kiến sẽ tăng bình quân 4,6%/năm, từ 105 MTOE (triệu tấn dầu tương đương) năm 2020 lên 321 MTOE vào năm 2045. Chủ yếu là nhu cầu than và khí đốt trong lĩnh vực phát điện và các sản phẩm dầu trong ngành giao thông vận tải.
Do đó, NLTT cần được quan tâm để phát triển nhanh trong thời gian tới. Thời gian qua, Nhà nước cũng đã ban hành các chính sách và cơ chế để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, cơ chế hỗ trợ giá mua điện sinh khối, mặt trời, gió cũng như gia tăng bổ sung vào quy hoạch điện các dự án điện gió, điện mặt trời và chuẩn bị cho cơ chế đấu thầu điện mặt trời, điện gió trong giai đoạn tới.
Theo các chuyên gia, mặc dù năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích nhưng hiện nay vẫn chưa được phát triển nhanh, rộng tại Việt Nam. Nguyên nhân là bởi nhà đầu tư còn gặp phải nhiều rào cản như: Rào cản về thể chế; rào cản pháp lý; rào cản đầu tư; rào cản kỹ thuật; rào cản thương mại; rào cản thị trường và rào cản nhân lực kỹ thuật.
Kinh nghiệm của các nước phát triển trong lĩnh vực NLTT, để có thể phát triển NLTT mạnh mẽ, bền vững, cần tập trung vào các nội dung chính là: Chính sách, hạ tầng truyền tải và điều độ vận hành hệ thống điện.
D.V
相关文章:
相关推荐:
0.5918s , 7497.359375 kb
Copyright © 2025 Powered by Gỡ rào cản cho năng lượng tái tạo_kết quả bóng đá trực tuyến hôm,Xổ số 88