Cuối năm 2016 khi nguồn thuốc ARV miễn phí không còn,ẹgánhđiềutrịHIVnhờgiải thuỵ điển BHYT sẽ chi trả cho người có HIV từ 6 - 13 triệu đồng/người/năm tiền thuốc ARV, thuốc nhiễm trùng cơ hội, xét nghiệm điều trị HIV/AIDS cùng chi phí điều trị các bệnh khác.
Bệnh nhân tăng, nguồn thuốc miễn phí sắp cạn
Sự ra đời của thuốc kháng vi-rút (ARV) được cho là cứu cánh cho người nhiễm HIV, giúp họ có cuộc sống như người khoẻ mạnh không nhiễm.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi người nhiễm HIV được điều trị ARV có giảm nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, kéo dài thời gian sống khỏe mạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người nhiễm HIV khi được điều trị ARV sớm có tuổi thọ tương đương với người không nhiễm HIV.
Hơn nữa, điều trị ARV giảm nguy cơ lây truyền HIV ra cộng đồng. Nếu một người dùng thuốc ARV nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục giảm tới 96%. Đặc biệt, nếu phụ nữ nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ lây nhiễm chỉ còn khoảng 2%. Việc điều trị bằng thuốc ARV với người nhiễm HIV là liên tục và suốt đời.
Hiện nay thuốc ARV để điều trị cho người nhiễm HIV ở Việt Nam đang miễn phí chủ yếu do nguồn tài trợ quốc tế. Trong khi đó, theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, dịch HIV/AIDS vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trung bình mỗi năm cả nước có hơn 12 nghìn người nhiễm mới. Hiện có trên 227 nghìn trường hợp nhiễm HIV còn sống.
Số người nhiễm HIV được đưa vào điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) là 107 nghìn trường hợp, đạt trên 46%. Mục tiêu đến năm 2020 cần điều trị ARV trên 217 nghìn người nhiễm.
Trước những con số trên, khi các nguồn viện trợ quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đang bị cắt giảm và có thể dừng lại sau năm 2017, Chính phủ đã yêu cầu chuyển dần nhiệm vụ điều trị HIV/AIDS từ các chương trình, dự án viện trợ sang Quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) để đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020.
Bộ Y tế đồng thời đề nghị các Sở Y tế trên cả nước khẩn trương kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS để thực hiện việc khám, chữa bệnh HIV/AIDS được BHYT chi trả.
Ảnh: ANTĐ |
BHYT: ‘cứu cánh’ của bệnh nhân HIV
BHYT luôn là một trong những giải pháp tài chính bền vững trong chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, y học phát triển mạnh mẽ, nhiều loại thuốc đặc trị ra đời khiến việc chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh ngày càng đắt đỏ.
Do vậy khi ốm đau không phải ai cũng đủ khả năng để trang trải các khoản chi phí khám chữa bệnh có khi lên đến hàng chục hay hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là những người nghèo nếu không có sự hỗ trợ của BHYT. Đôi với bệnh nhân HIV cũng không phải ngoại lệ khi họ điều trị bằng thuốc ARV liên tục và suốt đời.
Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV, người nhiễm HIV là người nghèo, người dân tộc thiểu số… được bảo hiểm chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh. Mức chi trả cho người cận nghèo, người đã nghỉ hưu là 95% và cho các đối tượng khác là 80%.
Như vậy, người nhiễm HIV khi mua BHYT chỉ phải chi trả tối đa là 20% chi phí cho thuốc ARV, thuốc nhiễm trùng cơ hội và các chi phí xét nghiệm khi điều trị HIV/AIDS. Chi phí Quỹ BHYT phải chi trả cho bệnh HIV ước tính trung bình khoảng từ 6 - 13 triệu đồng/người/năm. Chưa kể người nhiễm HIV cũng có thể không may mắc các bệnh như những người khác không nhiễm HIV. Dự kiến từ tháng 6/2016 việc điều trị bằng thuốc ARV sẽ được chi trả qua BHYT.
Do vậy với người nhiễm HIV/AIDS, BHYT càng trở nên quan trọng trong việc đảm bảo cho họ được tiếp cận với các dịch vụ khám bệnh, điều trị ARV, giảm nguy cơ đói nghèo do hàng năm phải gánh vác một khoản lớn chi phí khám, chữa bệnh trong thời gian tới khi các chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng dần và nguồn viện trợ quốc tế giảm dần.
Đặc biệt, nếu không có thẻ BHYT, người nhiễm HIV thuộc gia đình nghèo sẽ phải tự chi trả cho việc điều trị bằng thuốc ARV mà hậu quả là họ có thể phải ngừng hoặc gián đoạn điều trị ARV, gây ra dịch HIV kháng thuốc ARV nguy hiểm cho người bệnh và toàn xã hội.
Hữu Thủy
(责任编辑:La liga)