Quấy rối mobile và giải pháp tự vệ
Quấy rối Mobile! Cụm từ mới xuất hiện đã trở nên quen thuộc trong một hai năm gần đây,ấyrốimobilevàgiảipháptựvệkeo bong đa net làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các phương tiện thông tin đại chúng.
Song, tình trạng này dường như chưa có chiều hướng giảm bởi chính các cơ quan chức năng cũng đang tỏ ra rất bối rối. Trước thực tế này, giải pháp tự vệ để “sống chung với lũ” xem ra lại hữu hiệu hơn cả!
“Được vạ… má sưng”
Dù nhìn nhận bằng con mắt thiện cảm đến mấy cũng phải nói rằng những nhà quản lý và cung cấp dịch vụ di động ở nước ta còn chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng này. Nếu như ở một số nước châu Âu hay Mỹ khi quấy rối bằng ĐTDĐ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, ngồi tù hay phạt tiền rất nặng, có khi lên đến hàng chục ngàn USD thì ở nước ta mới chỉ có những văn bản rời rạc hướng dẫn việc xử lý hành vi quấy rối các số điện thoại khẩn cấp như 113, 114, 115. Còn cá nhân mà bị quấy rối thì chỉ có nước “kêu trời” hoặc cầu cứu trung tâm dịch vụ khách hàng. Một số khác (có lẽ là số đông) lại lựa chọn chính phương pháp mà kẻ quấy rối bằng mobile sử dụng để “ báo thù” và vô tình họ cũng trở thành những kẻ quấy rối.
Phương pháp mà các nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng lại quá “mềm mỏng” và câu nói “khách hàng là thượng đế” đôi khi được áp dụng không đúng chỗ đối với những kẻ quấy rối qua ĐTDĐ. Nhìn chung, hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ có 03 biện pháp chính để xử lý thuê bao quấy rối:
- Ngắt chiều liên lạc giữa thuê bao quấy rối và thuê bao bị quấy rối. Đây là biện pháp nhẹ nhàng nhất.
- Gọi điện thoại đến thuê bao quấy rối để cảnh cáo, yêu cầu chấm dứt hành vi quấy rối. Biện pháp này cũng mang tính “dĩ hoà vi quý” và để giữ chân khách hàng.
- Chấm dứt hoạt động của thuê bao quấy rối nếu nhiều lần cảnh cáo mà vẫn tái phạm.
Mới nghe thì có vẻ kiên quyết “nhổ cỏ tận gốc”. Nhưng thực tế thì giải pháp này lại ít mang đến hiệu quả vì giá của một thuê bao di động trả sau quá rẻ nhất là trong cuộc đua tranh khuyến mãi của các mạng di động hiện nay. Ngoài ra rất khó để một nạn nhân của mạng này yêu cầu chấm dứt hoạt động của một thuê bao quấy rối của mạng khác như đã nêu ở trên.
Ngoài ra, còn có giải pháp dùng các biện pháp kỹ thuật để tìm bắt và xử lý kẻ quấy rối. Đây là biện pháp được xem là mạnh mẽ nhất, có tính răn đe và hiệu quả cao nhưng đáng buồn là nó chỉ áp dụng cho những tên “khủng bố” mang tầm cỡ “cá mập” dám chọc phá vào “đường dây đỏ” 113, 114, 115, gây ra những hậu quả đáng tiếc hoặc những vụ việc có dấu hiệu phạm pháp, hình sự.
Thực tế, để áp dụng được biện pháp này tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí, do đó chẳng phải lúc nào cũng mang ra thực thi, có khi cũng vẫn lâm vào “ngõ cụt” nếu liên tục “thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được”.
Từ ngày 01/01/2008 tới đây, theo quy định của Bộ Bưu chính Viễn thông, tất cả các thuê bao di động trả trước cũng phải được đăng ký khai báo đầy đủ họ tên, địa chỉ... trên chứng minh thư nhân dân để tiện việc quản lý. Đây là một quy định hết sức đúng đắn và có vẻ sẽ giải quyết phần nào nạn quấy rối di động. Nhưng chỉ riêng biện pháp này thôi, e rằng vẫn chưa “đủ liều”. Các vấn đề đặt ra là: Liệu sẽ có hay không tình trạng mượn chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu của người khác để đi đăng ký thuê bao di động? Khi đó, việc xử lý kẻ quấy rối sẽ ra sao, trong tình trạng cơ cấu dân số luôn có sự di cư và dịch chuyển? Vấn đề vẫn cứ nằm ở chỗ, hiện chúng ta chưa có một cơ sở pháp lý cụ thể nào đủ mạnh để xử lý hành vi quấy rối điện thoại, đặc biết đối với nạn nhân là các thuê bao cá nhân.
Tự cứu trước khi… được cứu!
(责任编辑:Thể thao)