Gia cảnh nghèo,ợchồngnghèođauđớnkhiphảiđắnđotrướcquyếtđịnhvềsựsốngcủ7m vn live bố bại liệt, mẹ động kinh bất lực đưa con về quê, phó mặc cho số phận
Về thôn 9, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), hỏi về hoàn cảnh gia đình anh Trần Hoài Nam (SN 1972) và chị Nguyễn Thị Thúy (SN 1977), nhiều người dân địa phương không khỏi xót xa.
Năm 1995, anh Nam kết hôn với chị Thúy, lần lượt sinh được 2 người con. Cuộc sống ở quê tuy khó khăn, vất vả nhưng vợ chồng luôn động viên nhau cố gắng làm lụng để nuôi con ăn học. Hàng ngày, anh Nam theo bạn bè làm thợ nề, còn chị Thúy ở nhà chăm lo ruộng vườn.
Chị Thúy kể, trong một lần bị tai nạn lao động, cánh tay phải anh Nam bị bại liệt. Kể từ đó, công việc trong gia đình đổ dồn lên đôi vai của chị. Lam lũ nuôi gia đình nên sức khỏe của chị Thúy cũng suy kiệt, mắc bệnh động kinh, bị co giật thường xuyên.
Do hoàn cảnh quá khó khăn, cậu con trai của vợ chồng chị Thúy là Trần Thọ Việt (SN 1999), học hết lớp 9 thì nghỉ, đi làm thuê kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ.
Năm 2021, Việt sang Angola làm việc với hy vọng có thu nhập tốt hơn. Sau thời gian làm việc, Việt ngã bệnh phải về quê.
Tháng 10 vừa qua, gia đình đưa Việt vào bệnh viện ở thành phố Vinh thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán chỉ còn 0,1% tiểu cầu nên không thể di chuyển được. Bệnh nhân ngay lập tức được nhập viện, truyền máu gấp để giữ tính mạng.
"Cầm kết quả khám bệnh của con, tôi không tin vào mắt mình nữa. Cháu còn trẻ quá mà giờ như thế này tôi đau lòng lắm. Bác sĩ động viên mà không biết nói sao. Tính mạng của con mà phải đắn đo mãi", chị Thúy chia sẻ.
Mặc dù được điều trị nhưng căn bệnh suy tủy xương của Việt không thuyên giảm. Việt được chuyển tuyến ra bệnh viện tại Hà Nội. Tại đây, bác sĩ thông báo, Việt cần phải được ghép tủy gấp và kinh phí cần hơn 3 tỷ đồng. Nghe bác sĩ nói, vợ chồng nghèo bất lực, đành đưa con trai về quê phó mặc cho số phận.
Theo chị Thúy, số tiền vay mượn đợt đầu đi chữa cho con chưa trả hết. Để con không phải chịu đau, hiện gia đình phải đi xin, tích góp tiền để mua từng bịch máu, viên thuốc.
"Giờ gia cảnh họ đang rơi vào thế tận cùng của nỗi đau"
Qua làm các xét nghiệm, chỉ số tủy của chị gái Việt là Trần Thị Ánh trùng nhau, nhưng số tiền cần cho ca ghép lên đến hơn 3 tỷ đồng, vượt xa khả năng của gia đình.
"Việt nói là, hay để em chết đi, em đau quá chị ơi. Chị nói bố mẹ đừng vì em nữa mà khổ, gia đình vay đâu ra số tiền lớn ấy được. Tôi không cầm được nước mắt, phải nói tránh để động viên em", chị Ánh chia sẻ.
Ngồi bên cạnh cậu con trai, người cha khắc khổ lén quay đi giấu những giọt nước mắt đang tuôn ra từ đôi mắt trũng sâu, giọng anh như nghẹn lại.
"Cháu còn trẻ quá mà mắc căn bệnh quái ác. Các bác sĩ khuyên gia đình sớm ghép tủy cho con nhưng gia đình lấy đâu ra hơn 3 tỷ đồng", anh Nam nói mà giọng như lạc đi.
Hàng ngày, anh Nam đi phụ hồ, đêm đến tranh thủ đi soi cua để vợ mang ra chợ bán, mua thuốc giảm đau cho con. Công việc vất vả nhưng tiền kiếm được cũng chẳng thấm vào đâu. Những thứ có giá trị trong gia đình đã bán hết.
"Số tiền ít ỏi mà tôi kiếm được chỉ đủ lo chi phí sinh hoạt. Giờ gia đình chẳng ai dám nhắc đến chuyện đưa cháu đi viện nữa", anh Nam nói.
Ông Trần Thế Anh, Chủ tịch UBND xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, cho biết, đây là một trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã.
"Giờ gia cảnh họ đang rơi vào thế tận cùng của nỗi đau. Mong các nhà hảo tâm, bạn đọc báo Dân trí giúp đỡ gia đình anh Nam, cháu Việt vượt qua khó khăn", ông Thế Anh chia sẻ.
Rời căn nhà vợ chồng anh Nam, ánh mắt của các thành viên trong gia đình nghèo dõi theo như chất chứa bao niềm hy vọng trước sự sống như "ngàn cân treo sợi tóc" của Việt.
"Vợ chồng tôi đã gắng hết sức rồi, có cái gì bán được cũng đã bán. Chỉ mong sao có một phép màu nào đó để con trai giữ được tính mạng. Vợ chồng tôi cắn rơm, cắn cỏ van xin ông trời", chị Thúy níu tay tôi, giọng nghẹn ngào.
(责任编辑:Thể thao)