Xổ số 88Xổ số 88

Người ngồi vỉa hè kiếm tiền triệu mỗi ngày ở TP tốt nhất châu Á_leizip vs

Quay lại nghề xưa

Cầm chừng 15 con chim tre trên tay,ườingồivỉahèkiếmtiềntriệumỗingàyởTPtốtnhấtchâuÁleizip vs anh Nguyễn Bảo Tài (22 tuổi, ở TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đến mời từng du khách trên đường Châu Thượng Văn: “Chim tre không anh ơi, chim này bay đẹp lắm, mỗi con 20.000 đồng thôi, chắc chắn con hoặc cháu anh sẽ thích”.

Anh Tài kể, anh đã theo nghề này ngót nghét gần 4 năm. Hai năm trước dịch bệnh khiến anh điêu đứng và chuyển nghề.

Mỗi ngày, anh Tài bán khoảng 20 con chim tre, thu nhập 400.000 đồng

Trước đây, khi du lịch chưa ảnh hưởng bởi dịch bệnh, khách quốc tế nhiều, mỗi ngày anh bán hơn 20 con chim tre, trung bình mỗi sản phẩm 20.000 đồng, doanh thu hơn 400.000 đồng/ngày.

Dịch Covid-19 đến, anh Tài chuyển sang giao đồ ăn, bán hàng giúp người khác với thu nhập phập phù từ 100.000-250.000 đồng/ngày.

“May mắn giờ dịch bệnh ổn định, tôi quyết định bán lại sản phẩm này, bây giờ mỗi ngày tôi bán khoảng 20 con chim, thu nhập được 400.000 đồng rồi. Công việc khá thoải mái vì bắt đầu từ 13h chiều đến tầm 21h30 tối là được. 

Tôi hay mời khách trên đường Châu Thượng Văn, Trần Phú, cầu An Hội, chùa Cầu…”, anh Tài nói.

Gặp lại vợ chồng anh Huỳnh Phương Đỏ (50 tuổi, ở Hội An) - người trong bài viết ‘Nghệ nhân Hội An phù phép gốc tre sần sùi thành khuôn mặt độc đáo’ được đăng trên VietNamNet khoảng 4 tháng trước, anh Đỏ cười tươi với hàm răng vẫn thiếu 2 cái. Anh khoe: “Vợ anh giờ đã biết đục rồi, đục ra mặt từ những gốc tre em à”. Sau đó anh Đỏ đưa chúng tôi đến xem người vợ đang ngồi đục một gốc tre trên phố Châu Thượng Văn. 

Sau 3 tháng học hỏi từ chồng, chị Vân bây giờ đã đục được những khuôn mặt từ gốc tre.

Chị là Trần Thị Thu Vân (50 tuổi, vợ anh Đỏ), sau 3 tháng học hỏi từ chồng, chị đã đục được những khuôn mặt từ gốc tre. 

“Tôi đục ra hình hài rồi nhưng vẫn mất thời gian, chồng đục chưa đến 30 phút thì tôi mất hơn 1 tiếng để hoàn thành tác phẩm. Cái khó vẫn là suy nghĩ xem gốc tre đó đục hình gì đẹp nhất”, chị Vân kể.

Chị và chồng đưa gian hàng của mình ra phố Hội An được khoảng 3 tháng. Thời gian đầu ế ẩm vì du khách ít, mỗi ngày bán vỏn vẹn 4-5 gốc.

Gian hàng của anh chị đón nhiều du khách đến xem và mua hàng.

“Bây giờ thì ổn định hơn nhiều rồi, mỗi ngày, vợ chồng tôi bán khoảng 10 gốc, trung bình mỗi gốc 250.000 đồng, thu nhập khoảng 2,5 triệu”, chị Vân cười và nói.

Khách mua ở gian hàng chủ yếu là người TP. HCM và Hà Nội, cùng với đó những đơn hàng nhiều tỉnh thành trên cả nước đã bắt đầu trở lại.

Ông đồ bán tranh thu tiền triệu mỗi ngày

Đối diện hội quán Quảng Đông, bên lề đường có một thầy đồ đang ngồi vẽ cho khách những bức tranh kèm chữ thư pháp. Anh là Nguyễn Anh Khoan (26 tuổi, ở phường Thanh Hà, TP Hội An) đã gắn bó với công việc này 13 năm. 

Anh Nguyễn Anh Khoan đã gắn bó với công việc này 13 năm.

Anh kể, từ nhỏ đã đam mê với hội họa và thư pháp, sau đó được ra phố cổ Hội An vẽ tranh bán cho khách. Khoảng 1 tháng trở lại đây, anh Khoan thu nhập nhiều hơn so với trước, mỗi ngày anh bán khoảng 10 bức tranh, mỗi bức có giá 200.000 đồng. 

“Tôi thường ngồi ở đây từ lúc 15h chiều đến khi hết khách. Tôi có thể vẽ nhiều tranh khác nhau nhưng du khách mua nhiều nhất là những bức như cô gái gánh lồng đèn, chùa Cầu… Mỗi sản phẩm tôi hoàn thành chưa đến 5 phút”, anh Khoan nói.

Mỗi ngày anh Khoan bán khoảng 10 bức tranh, mỗi bức có giá 200.000 đồng.

Giá trị bức tranh không chỉ nằm ở các chi tiết vẽ mà còn ở loại giấy. Giấy của anh Khoan mua là loại giấy có thể chống chịu được thời thiết xấu. Mùa đông, giấy có bị ướt, khi khô vẫn trở lại như cũ, không bị mốc. Mùa hạ giấy sẽ không bị cong mà vẫn thẳng thắn. 

Du khách mua nhiều nhất là những bức tranh như cô gái gánh lồng đèn, chùa Cầu…

Gánh chè "2 dì" nằm trên đường Trần Phú những ngày này cũng tấp nập người đến ăn. Dì Nga (50 tuổi) múc chén tào phớ đá cười rồi nói: “Một tháng trở lại đây vui lắm con ơi, mỗi ngày bán được khoảng 2 triệu đồng. Quán của dì được cả hoa hậu Tiểu Vy đến ăn, các người mẫu về cũng ghé quán dì ăn nhiều lắm”.

Quán được đặt tên “2 dì” vì ở đây luôn thường trực 2 dì phục vụ thực khách.
Nhiều người thích ăn tào phớ, chè hạt sen, chè thập cẩm…

Quán được đặt tên “2 dì” vì ở đây luôn thường trực 2 dì phục vụ thực khách, ngoài dì Nga còn dì Hoa cùng nấu và bán. Mỗi ly chè được bán với giá 20.000 đồng: “Nhiều người ăn xong nhớ lắm, rồi đến Hội An lúc nào cũng đến quán dì để ăn cả. 

Ở đây, nhiều người thích ăn tào phớ, rồi chè hạt sen, chè thập cẩm…”, dì Nga hồ hởi.

TP Hội An vừa vinh dự được tạp chí danh tiếng Travel and Leisure xướng danh là một trong những thành phố hàng đầu châu Á. Cuộc khảo sát cho các danh sách trong Giải thưởng Tốt nhất Thế giới năm nay được triển khai từ ngày 25/10/2021 đến ngày 28/02/2022.

Với số điểm 91,73, thành phố Ubud của Indonesia đã bất ngờ vươn lên vị trí đầu bảng trong năm nay.

Trước đó, Hội An cũng được Travel and Leisure nhiều lần vinh danh như thành phố tuyệt vời nhất thế giới năm 2019, thành phố hàng đầu châu Á năm 2020, top 10 thành phố châu Á năm 2018 và năm 2021 hay 50 địa điểm tuyệt nhất để đi du lịch năm 2019…

赞(7)
未经允许不得转载:>Xổ số 88 » Người ngồi vỉa hè kiếm tiền triệu mỗi ngày ở TP tốt nhất châu Á_leizip vs