Những ngày này,ềucôngtrìnhchàomừngnămNgàysinhThủtướngVõVănKiệtỷ lệ kèo world cup hôm nay Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đang triển khai các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23.11.1922-23.11.2022). Ðáng chú ý, những công trình, dự án trên địa bàn đang được khẩn trương hoàn thiện, tạo diện mạo mới và niềm phấn khởi cho đất và người Vĩnh Long.
Công trình cầu Cái Cam 2 đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Những công trình hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt không chỉ tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương góp phần phát triển kinh tế-xã hội, mà còn thể hiện tấm lòng tri ân của các thế hệ hôm nay đối với công lao to lớn của đồng chí trong công cuộc dựng xây quê hương, đất nước.
Hoàn thành đúng tiến độ các công trình
Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long), quê hương của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đang dốc toàn lực để hoàn thiện một số công trình trọng điểm. Các tốp công nhân tập trung hoàn thiện công đoạn cuối cùng lát gạch vỉa hè, hoàn thành tuyến đường Rạch Trúc trên địa bàn thị trấn. Với chiều dài khoảng 2km, đây được xem là một trong những tuyến đường rộng và đẹp nhất huyện.
Ông Tạ Văn Nhơn, người dân thị trấn Vũng Liêm phấn khởi: "Nhà nước mở ra con đường rộng gấp ba lần đường cũ, người dân ở đây ai nấy đều phấn khởi. Chúng tôi đi lại thuận tiện, hàng hóa lưu thông dễ dàng, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, đổi mới, xứng đáng với quê hương của bác Chín Hòa (tên gọi thân mật mà người dân dành cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt)". Còn công trình Trường trung học phổ thông Nguyễn Hiếu Tự tại thị trấn Vũng Liêm sau gần 4 tháng thi công, đến nay cũng đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng. Trường xây dựng trên diện tích khoảng 1,2ha, được thiết kế hiện đại, khoa học, đạt tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng cho 1.200 học sinh với 24 phòng học và 28 phòng chức năng,... tổng vốn đầu tư 143 tỷ đồng.
Tại thành phố Vĩnh Long, nhiều công trình trọng điểm chào mừng 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đang trong giai đoạn chạy nước rút.
Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án công nghiệp và dân dụng tỉnh Lê Thanh Sơn cho biết, để kịp tiến độ, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy cũng như Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý phối hợp cùng các đơn vị thi công tổ chức thực hiện tăng ca, giám sát chặt chẽ tiến độ và khối lượng công trình để bảo đảm chất lượng tốt nhất. Trung tâm hội nghị tỉnh và cầu Cái Cam 2 nằm trên đường Võ Văn Kiệt, phường 9, thành phố Vĩnh Long - hai công trình trọng điểm sẽ khánh thành dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đang được khẩn trương hoàn thiện.
Trung tâm hội nghị tỉnh có tổng mức đầu tư 293 tỷ đồng, khởi công từ tháng 9/2020, đến nay đã đạt 99% khối lượng, nghiệm thu vào giữa tháng 11 để kịp phục vụ sự kiện kỷ niệm và các hoạt động sắp tới. Công trình có quy mô gần 23.600m2, diện tích xây dựng gần 9.000m2, tổng diện tích sử dụng gần 18.000m2, với khối hội trường lớn 800 chỗ, hai hội trường nhỏ 350 chỗ, thiết kế kiến trúc sàn theo cung vòm đứng, tạo nét tập trung, hài hòa, vững bền.
Công trình đường Võ Văn Kiệt (nối dài), thành phố Vĩnh Long có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, khởi công tháng 10/2020, đến nay đã đạt 80% khối lượng, dự kiến sẽ khánh thành dự án thành phần cầu Cái Cam 2 vào giữa tháng 11 tới. Cầu Cái Cam 2 và đường dẫn dài hơn 3.600m (trong đó phần cầu dài 480m), chiều rộng mặt đường từ 36 đến 46m, sản lượng thi công đã đạt khoảng 99%.
Ðường Võ Văn Kiệt có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của tỉnh vì đây là trục giao thông chính của trung tâm thành phố kết nối giữa khu đô thị cũ với khu đô thị mới, khu trung tâm hành chính mới của tỉnh và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia như các quốc lộ 1, 53, 80,...
Dấu ấn sâu đậm
Ðể ghi nhớ công lao của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đồng thời giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, ngay từ năm 2018, tỉnh Vĩnh Long đã xây dựng kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt trình Trung ương xem xét, phê duyệt. Theo đó, tỉnh có chủ trương triển khai những công trình trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, bao gồm 8 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 2.074 tỷ đồng,...
Mỗi chuyến về thăm quê hương Vĩnh Long, đồng chí Võ Văn Kiệt đều đề nghị xuống thăm cơ sở, khi thì là một gia đình nông dân sản xuất giỏi xã Chánh An, huyện Mang Thít, lúc là bà con lao động thị trấn Vũng Liêm. Ðồng chí cũng đến tận các xã cù lao khảo sát việc phòng, chống lũ, bảo vệ vườn cây ăn trái, hoặc trực tiếp ra vùng ven sông Cổ Chiên nghe chuyện phát triển nghề gốm sứ, đóng tàu,... để hiểu thêm những vấn đề đặt ra với địa phương, tìm hướng giải quyết thiết thực.
Khi đã về hưu, tuổi cao sức yếu, nhưng các dịp lễ, ngày truyền thống, đồng chí vẫn thường xuyên về quê hương thăm đồng đội cũ và những gia đình đã từng chở che cho mình trong những năm tháng trường kỳ kháng chiến ác liệt. Ðồng chí vẫn xúc động nhắc nhớ chuyện ân nghĩa xa xưa, ân cần hỏi thăm bà con chuyện đời sống, làm ăn, động viên con cháu học hành, công tác.
Bà con quê hương vẫn nhớ và kể chuyện đồng chí những lần tới thăm gia đình đồng chí Nguyễn Hiếu Tự, một trí thức, nhà báo, nguyên Bí thư Huyện ủy và là người lãnh đạo khởi nghĩa Nam Kỳ ở Tam Bình năm 1940; thăm và giúp đỡ bà Tạ Tú Xuân, con gái của đồng chí Tạ Uyên, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, người đã kết nạp đồng chí vào Ðảng...
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lữ Quang Ngời cho biết: Lúc sinh thời, mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng đồng chí Võ Văn Kiệt vẫn luôn dành thời gian, tình cảm sâu nặng và tâm huyết đối với quê hương Vĩnh Long. Tại Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ 6, nhiệm kỳ 1996-2001, do bận nhiều việc, đồng chí không về dự được, đã thư gửi cho Ðại hội ân cần động viên: "… Phải biết dựa vào dân giải quyết những vấn đề nhân dân mong đợi, luôn gắn bó với dân như những năm còn đánh giặc, biết khuyến khích và nâng niu từng sáng kiến của nhân dân trong thực hiện sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh",... Kể cả khi đã về hưu, đồng chí vẫn thường xuyên góp ý những vấn đề lớn của tỉnh như xây dựng các khu công nghiệp, quy hoạch phát triển thị xã Vĩnh Long lên thành phố loại 3. Những việc cụ thể, thiết thực như xây dựng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, công tác bảo tồn, bảo tàng, xây dựng tuyến dân cư vùng ngập lũ, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Khmer, tháo gỡ khó khăn về sản xuất, kinh doanh,... của tỉnh đều được Thủ tướng Võ Văn Kiệt quan tâm, góp ý.
Với tư duy năng động, nhạy bén và tầm nhìn chiến lược, đồng chí Võ Văn Kiệt đã gợi ý cho lãnh đạo tỉnh nhà chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Cụ thể, tỉnh đã giảm diện tích đất trồng lúa từ 78.000ha xuống còn 50.000ha; phát triển đàn bò thịt, bò sữa, trồng nấm rơm, quảng bá trái cây đặc sản của Vĩnh Long,... được nông dân đồng tình hưởng ứng và đem lại kết quả khả quan. Qua phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp những lần về thăm quê, đồng chí Võ Văn Kiệt rất vui khi thấy đời sống nhân dân từng bước nâng lên và cũng trăn trở trước những hạn chế, khó khăn của tỉnh nhà. "Các thế hệ lãnh đạo tỉnh hết sức tự hào khi được đồng chí Võ Văn Kiệt quan tâm, động viên và luôn trân trọng, khắc ghi tâm nguyện của đồng chí là dành hết sức lực cho sự phát triển tỉnh nhà", đồng chí Lữ Quang Ngời bày tỏ niềm xúc động tri ân./.
Theo NDO