Ứng dụng chữ ký số góp phần xây dựng chính quyền điện tử_giải j-league 1 nhật bản
Việc ứng dụng chữ ký số,Ứngdụngchữkýsốgópphầnxâydựngchínhquyềnđiệntửgiải j-league 1 nhật bản chữ ký điện tử trong các cơ quan Nhà nước là nhu cầu cần thiết trong các giao dịch trên môi trường mạng, nhằm phục vụ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), từng bước xây dựng chính quyền điện tử. Việc triển khai ứng dụng chữ ký số, chứng thư số có hiệu quả còn bảo đảm an toàn, độ tin cậy cho các giao dịch điện tử trên mạng internet phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh là một trong những đơn vị ứng dụng chữ ký số trong giải quyết TTHC và mang lại hiệu quả cao. Trong ảnh: CBCC quầy “một cửa” Sở Kế hoạch - Đầu tư giải quyết hồ sơ cho người dân)
Trong cuộc họp tổng kết Ban Chỉ đạo Công nghệ Thông tin (CNTT) năm 2017 mới đây, ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo CNTT đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, như: Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể hóa thực hiện các nội dung yêu cầu của Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình số 08-Ctr/ TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh đến quyết tâm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo yêu cầu của Chính phủ và kế hoạch của tỉnh, tăng cường ứng dụng chữ ký số trong việc trao đổi văn bản điện tử.
Trong thực tế, hơn 2 năm qua, Bình Dương đã triển khai Kế hoạch ứng dụng chữ ký số trong cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. UBND tỉnh đã ra Quyết định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chứng thư số chuyên dùng trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Bình Dương. Cùng với đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về nội dung bàn giao chứng thư số; hướng dẫn thực hiện ký số trên văn bản điện tử, hướng dẫn quản lý chứng thư số, mã hóa, giải mã các tập tin, nội dung khi gửi qua email… Trong quy chế sử dụng được UBND tỉnh ban hành khẳng định đối với văn bản giấy, việc xác thực được thông qua chữ ký tay của người gửi và con dấu của tổ chức. Đối với văn bản, tài liệu điện tử, thì việc xác thực được thực hiện bằng chữ ký số là giải pháp bảo đảm tính an toàn. Bởi vậy, chữ ký số ngày càng được áp dụng rộng rãi đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về vai trò của chữ lý số tại một số cơ quan Nhà nước còn hạn chế, dẫn đến việc ứng dụng và triển khai chữ ký số có nơi chưa đạt hiệu quả cao. Sự quyết tâm của lãnh đạo một số đơn vị trong chỉ đạo triển khai, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng vào công tác chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp điện tử tại cơ quan đơn vị chưa cao… Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cần bảo đảm các yếu tố: Hạ tầng CNTT với hệ thống mạng hoạt động ổn định, đường truyền tốc độ cao kết nối mạng truyền số liệu hoặc mạng internet; nguồn nhân lực là cán bộ chuyên trách CNTT hoặc bộ phận chuyên trách CNTT có khả năng hỗ trợ người dùng tại các đơn vị; đồng thời, làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng chữ ký số; phổ biến các văn bản hướng dẫn, quy định về ứng dụng chữ ký số cho các cơ quan Nhà nước đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan cụ thể đến TTHC, Phòng Kiểm soát TTHC - Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát TTHC; ĐT: (0274) 3.835.029; địa chỉ email: [email protected]
本文地址:http://vip.rgbet01.com/html/283f999060.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。