Bảng xếp hạng về chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm 2024 đạt 498 điểm,ênnhânViệtNamtụtbậcchỉsốthôngthạotiếtruc bong đa đứng thứ 63 trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc nhóm có mức độ thông thạo thấp. Như vậy, thứ hạng năm nay đã giảm 5 bậc so với năm 2023, từ 58 xuống 63.
Mức điểm này tiếp tục đưa Việt Nam lên trên mức toàn cầu là 477. Tuy nhiên, kết quả năm nay đã kết thúc chuỗi 2 năm liên tiếp chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam đạt mức trung bình.
Năm 2022, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm có trình độ tiếng Anh thấp, đạt 502, đứng thứ 60 thế giới và tăng 5 bậc so với năm trước. Năm ngoái, Việt Nam tiếp tục cải thiện, tăng 2 bậc và vươn lên hạng 58.
Hà Nội giảm điểm, Hải Phòng vươn lên top 2
Xét theo khu vực địa lý, vùng Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước với 522 điểm, tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ với 517 điểm.
Các khu vực như Duyên hải Nam Trung Bộ (505 điểm) và Đông Bắc (497 điểm) cũng thể hiện kết quả tốt. Ngược lại, các khu vực như Tây Nguyên (485 điểm), Bắc Trung Bộ (472 điểm) và Đồng bằng sông Cửu Long (464 điểm) có điểm số thành thạo thấp hơn.
Ở cấp độ thành phố, các trung tâm đô thị luôn thể hiện mức độ thành thạo tiếng Anh cao nhất. Thủ đô Hà Nội đứng đầu cả nước với điểm số 524, theo sau là Hải Phòng và TPHCM với cùng điểm số 523.
Mức độ thành thạo của Hà Nội giảm 14 điểm so với năm trước trong khi Hải Phòng, TPHCM tăng lần lượt lên 7 và 4 điểm.
Các thành phố khác như Nha Trang (521 điểm), Đà Nẵng (516 điểm), Vũng Tàu (497 điểm), Cần Thơ (488 điểm), Huế (487 điểm) và Thanh Hóa (479) cũng ghi nhận kết quả tích cực.
Chất lượng dạy học vẫn chưa đồng đều
Kết quả trên được rút ra từ báo cáo chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2024 (EPI) do tổ chức giáo dục Education First (EF) công bố ngày 13/11/2024.
Đây là khảo sát lớn nhất thế giới về kỹ năng tiếng Anh. Chỉ số EPI năm nay dựa trên phân tích kết quả kiểm tra của 2,1 triệu người từ 18 tuổi trở lên không phải người bản ngữ tiếng Anh trên thế giới.
Ngoài ra, vào tháng 10 vừa qua, đơn vị đồng tổ chức kỳ thi IELTS đã công bố dữ liệu về kết quả IELTS toàn cầu năm 2023-2024. Điểm IELTS trung bình của thí sinh Việt Nam đã giảm 0,5 điểm so với năm 2022. Đặc biệt, kỹ năng Nghe và Nói đã giảm 0,1 điểm, thấp hơn mức trung bình toàn cầu.
Có thể thấy, hệ thống giáo dục hiện tại còn gặp một số thách thức ảnh hưởng đến điểm số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam. Dù tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy phổ biến tại các trường học và phong trào học tiếng Anh lan rộng nhưng chất lượng dạy học vẫn chưa được đảm bảo đồng đều.
Việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là Nghe và Nói, dù đã được triển khai nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Ở các lớp học đông học sinh và có số lượng tiết học tiếng Anh hạn chế, học sinh ít có cơ hội để thực hành đầy đủ.
Ví dụ, tại Singapore, tiếng Anh là ngôn ngữ chính, học sinh không chỉ học lý thuyết mà còn thực hành thường xuyên trong các tình huống giao tiếp thực tế. Tương tự, ở các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển và Phần Lan, việc dạy tiếng Anh bắt đầu từ sớm và học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp trực tiếp với người bản ngữ.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực cũng là một yếu tố đáng lưu ý. Các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM luôn có điểm tiếng Anh cao hơn nhờ vào khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên tốt hơn như giáo viên có trình độ cao và nhiều trung tâm dạy thêm tư nhân.
Những gia đình có điều kiện dễ dàng đầu tư cho con em vào các khóa học tiếng Anh ngoài giờ trong khi học sinh ở các khu vực nông thôn hoặc gia đình thu nhập thấp không được tiếp cận những cơ hội này.
Những bất lợi này khiến học sinh ở vùng kém phát triển hơn khó cải thiện trình độ tiếng Anh. Kết quả là sự chênh lệch về khả năng tiếng Anh giữa các khu vực đã kéo điểm số trung bình toàn quốc đi xuống.
‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.