Nữ nhà báo Jana Winter của hãng tin Fox News,ồitùvìtộikhinhlệnhtòađểbảovệnguồtt bong đá hôm nay Mỹ hiện đang phải đối mặt vớinguy cơ ngồi tù vì quyết bảo vệ nguồn tin của mình trong vụ xả súng kinh hoàngtại rạp chiếu phim ở Colorado hồi năm ngoái.
Câu chuyện của Winter khiến nhiều người nhớ lại rất nhiều vụ án mà trong đó,các nhà báo thà chịu ngồi tù còn hơn là tiết lộ nguồn tin của mình. Nếu khôngthể bảo vệ cho các nguồn tin của nhà báo, thế giới sẽ không chứng kiến những sựthật rúng động phanh phui từ vụ Water Gate, hay rất nhiều vụ tham nhũng khác, bêbối kinh hoàng khác.
Nhà báo Mỹ Jim Taricani |
Tháng 2/2001, nhà báo kỳ cựu Jim Taricani ở Providence của WJAR - mạnglưới truyền hình hãng NBC, gây nên chấn động trong làng báo Mỹ.
Ông đã quyết định ngồi tù cùng với trái tim đáng ra phải được thay để bảo vệnguồn tin của mình đến cùng.
Vụ việc mà Taricani theo đuổi khi đó là một cuộc điều tra kéo dài của liênbang có tên Chiến dịch Plunderdome khiến ít nhất 9 quan chức thành phốProvidence bị kết án, trong đó có Thị trưởng Vincent A. Cianci Jr. với 64 thángtù vì âm mưu gian lận tiền bạc.
Nhân viên thân tín của ông Cianci là Frank E. Corrente cũng bị kết tội thamnhũng vì nhận số tiền hối lộ 1.000 USD từ một doanh nhân giấu mặt. Trên thực tế,doanh nhân này chính là một mật vụ của FBI đóng giả, và cũng là người bí mật ghihình vụ nhận hối lộ.
Taricani đã nhận được bản sao của đoạn video này và cho đăng tải vào tháng2/2001. Sau khi thông tin được phát đi, Thẩm phán Torres chỉ định một công tốviên đặc biệt điều tra xem ai đã cho rò rỉ đoạn băng trên.
Sau khi công tố viên thẩm vấn 14 người, tất cả trong số họ đều phủ nhận làngười đã cung cấp đoạn băng cho Taricani.
Thẩm phán Torres đã cho là Taricani cưỡng lệnh tòa. Taricani bị phạt 1.000USD mỗi ngày cho đến khi nào ông chịu khai ra tên nguồn tin.
Hãng truyền hình quyết định chi trả số tiền 85.000 USD cho Taricani, Thẩmphán Torres nâng mức tội của Taricani từ ‘cưỡng lệnh tòa’ thành ‘khinh mạn quantòa’.
Luật sư của Taricani bào chữa rằng thân chủ của ông được bảo hộ trong Tuchính án thứ Nhất, và nói rằng việc phát đi đoạn băng này không ảnh hưởng tớiviệc bị đơn phải được xét xử trong một phiên tòa công bằng.
Thẩm phán Torres nói rằng phán quyết của ông có thể sẽ dao động tùy thuộc vàoviệc nhà báo Taricani sẽ trả lời câu hỏi: ông ta có biết rằng người cung cấpđoạn băng làm như vậy là rất bất hợp pháp hay không. Taricani đáp lại ông và cácluật sư chưa quyết định xem có nên trả lời câu hỏi đó hay không.
Đến tháng 11, Taricani bị kết tội 'kinh mạn quan tòa' và một tháng sau đó,ông bị quản thúc tại nhà trong sáu tháng liền. Nhưng ông được thả sớm hơn dựkiến 2 tháng.
“Khi trở thành nhà báo vào 30 năm trước, tôi chưa từng hình dung là tôi lạiphải đứng trước phiên tòa và đối mặt với việc ngồi tù chỉ đơn giản vì công việccủa mình” – Taricani nói bên ngoài tòa án sau khi bị kết tội.
Taricani không phải là người đầu tiên bị bắt giam vì muốn bảo vệ nhân chứngcủa mình. Nhưng Lucy Dalglish – giám đốc của Ủy ban Tự do báo chí của các Nhàbáo – cho biết, vụ việc của Taricani rất bất thường ở chỗ ông ngồi tù không phảivì bị buộc phải cung cấp nguồn tin, mà là bị trừng phạt nếu như từ chối cung cấpnguồn tin.
Là nhà báo thuộc hàng ‘lão làng’ đã 55 tuổi, Taricani đã giành được rất nhiềugiải thưởng, trong đó có 4 giải Emmy. Ông nói: ‘Tôi ước sao có thể công khai tấtcả các nguồn tin của mình, nhưng khi mọi người cảm thấy sợ hãi thì một lời hứavề sự cẩn mật có lẽ là cách duy nhất để đưa thông tin đến với công chúng, vàtrong một số trường hợp, để bảo vệ chính nguồn tin đó. Tôi đã hứa với nguồn tincủa tôi, và tôi sẽ giữ lời”.
Trước khi ngồi tù, Taricani đã chịu 2 cơn đau tim trong suốt 18 năm. Ông đãtừ chối ca phẫu thuật thay tim vào năm 1996. Trước khi vào tù, vấn đề khiến ônglo ngại nhất chính là sức khỏe.
Một ngày, Taricani được hỏi về việc ông cảm thấy thế nào khi ngồi tại bàn bàochữa của bị cáo trong chính phòng xử án mà ông từng đưa tin về những vụ việctương tự.
“Đó không phải là nơi hay ho gì để ngồi vào” – Taricani nói. Nhưng khi đượchỏi về quyết định của mình, nhà báo này khẳng đinh: “Tôi không hối tiếc về bấtcứ điều gì hết”.
Theo luật pháp của nhiều quốc gia và luật pháp quốc tế, nhà báo có quyền bảo vệ nguồn tin của mình. Điều này hiểu đơn giản là các nhà chức trách, bao gồm cả tòa án không thể thúc ép nhà báo tiết lộ danh tính của nguồn tin ‘giấu tên’ trong bài báo. Quyền này dựa trên sự công nhận rằng nếu không có sự đảm bảo cho các nguồn tin giấu tên, rất nhiều người có thể không sẵn lòng cung cấp thông tin cho báo chí vì lợi ích của công chúng. Hệ quả là, các vấn đề như tham nhũng hoặc tội phạm sẽ không bị phát hiện và không được xét xử. Tại Mỹ, việc bảo vệ nguồn tin là đặc quyền của các nhà báo. Tại châu Âu, Tòa án Nhân quyền Châu Âu tuyên bố năm 1996 rằng: “việc bảo vệ các nguồn tin báo chí là một trong những điều kiện cơ bản của tự do báo chí… Thiếu sự bảo vệ đó, các nguồn tin có thể sẽ không sẵn lòng hỗ trợ báo chí trong việc cung cấp thông tin vì lợi ích của công chúng. Hệ quả là, vai trò giám sát công có tầm quan trọng sống còn của báo chí có thể bị xói mòn và khả năng báo chí cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy sẽ bị tác động bất lợi”. Tại châu Phi, Ủy ban về Nhân quyền và Con người của châu Phi đã thông qua Tuyên bố và Các nguyên tắc Tự do Ngôn luận ở châu Phi, trong đó bao gồm quyền bảo vệ các nguồn tin của nhà báo. |
Lê Thu (tổng hợp)
相关文章:
相关推荐:
0.6552s , 7607.25 kb
Copyright © 2025 Powered by Ngồi tù vì tội ‘khinh lệnh tòa’ để bảo vệ nguồn tin_tt bong đá hôm nay,Xổ số 88