Tại sao hiến máu miễn phí, người truyền máu lại phải trả tiền?_ket qua bng da
Theạisaohiếnmáumiễnphíngườitruyềnmáulạiphảitrảtiềket qua bng dao quy định của Bộ Y tế, các chế phẩm máu hiện nay điều chế từ máu toàn phần, khối hồng cầu từ máu toàn phần, huyết tương tươi đông lạnh, huyết tương giàu tiểu cầu, khối tiểu cầu, tủa lạnh, khối bạch cầu, tủa lạnh...
Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao mọi người hiến máu tình nguyện, không lấy tiền, nhưng người bệnh lại phải trả tiền khi sử dụng máu và các chế phẩm từ máu?
Trao đổi với VietNamNetsáng 2/12, Tiến sĩ Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, cho hay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, hoạt động hiến máu để bền vững và an toàn phải dựa trên lực lượng hiến máu tình nguyện, nhắc lại và thường xuyên.
"Hiến máu tình nguyện ở đây là tinh thần thiện nguyện, còn máu đạt chuẩn đến tay người bệnh đòi hỏi nhiều chi phí từ khâu tổ chức, vận động, vật tư tiêu hao, xét nghiệm sàng lọc để đảm bảo an toàn, điều chế, tách chiết các thành phần máu, bảo quản lưu trữ và cung cấp máu", ông Quế nói tạiNgày hội hiến máu "Trái tim tình nguyện" lần thứ XV - năm 2023.
Vật tư y tế tiêu hao trong hiến máu thường có bông băng, gòn, gạc, dung dịch sát khuẩn, vật tư y tế cho việc lấy máu; túi nhựa dẻo có chất chống đông để chứa máu... Thực tế, nhiều bệnh viện ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (như Cần Thơ, Cà Mau...) thiếu máu phục vụ điều trị do bệnh viện không còn túi lấy máu, cạn hóa chất vật tư dùng cho xét nghiệm máu (nguyên nhân do chậm đấu thầu thuốc và hóa chất vật tư tiêu hao).
Theo ông Quế, trừ một số quốc gia miễn phí cho dịch vụ y tế, với các nước khác, dù người dân hiến máu tình nguyện, miễn phí nhưng người bệnh khi sử dụng máu điều trị thì phải chi trả.
Theo quy định, người hiến máu tình nguyện có giấy chứng nhận nếu phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập sẽ được bồi hoàn miễn phí lượng máu bằng số lượng máu đã hiến. Nhiều người băn khoăn liệu người nhà như cha mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị em ruột có được quyền "hưởng thay suất" máu của người thân đã hiến? Tiến sĩ Quế cho hay đối tượng này vẫn phải chi trả như các bệnh nhân khác "bởi không có nguồn kinh phí và lượng máu nào đáp ứng được".
“Chúng tôi đang đề xuất xây dựng quỹ để hỗ trợ máu miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, khó khăn, những người không đủ khả năng chi trả chi phí cho nhu cầu máu điều trị”, ông Quế nói với VietNamNet.
Ngày hội hiến máu “Trái tim tình nguyện” hưởng ứng Ngày Quốc tế tình nguyện 5/12 được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội tổ chức, đặt mục tiêu tiếp nhận khoảng 3.000 đơn vị máu, góp phần cùng chuẩn bị lượng máu dự trữ cho dịp cuối năm và Tết dương lịch.
Ông Quế cho biết trong 3 tháng tới (từ tháng 12/2023 tới tháng 2/2024), bệnh viện này cần khoảng 110.000 đơn vị máu và 12.000 đơn vị tiểu cầu gạn tách để đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị của 182 cơ sở y tế tại 31 tỉnh/thành phố.
Loại rau số một giúp hạ đường trong máu, bán nhiều vào mùa đôngBông cải xanh chứa chất xơ và sulforaphane có thể giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định.相关文章
Vì tiền, tình yêu giới trẻ ngày càng thực dụng, quái đản?
Dường như đã qua rồicái thời yêu nhau như Thúy Kiều và Kim Trọng “tình trong như đã mặt ngoàicòn e”.2025-01-20Samsung muốn là “ông lớn” thị trường máy ảnh số
Samsung EX1. Nổi bật nhất trong đợt “ra quân” lần này tại triển lãm PMA 2010 của Samsung là EX1. Đây2025-01-20Những thiết kế iPhone 4G không “đụng hàng”
1. iPhone 4G Design by Seraphan Sắc đẹp lan tỏa với một bộ cánh bóng bẩy đến từng góc cạnh, vỏ nhôm2025-01-20Dell công bố Latitude 13 với thiết kế siêu mỏng
Dell công bố Latitude 13 với thiết kế siêu mỏng2025-01-20Vợ chồng nguy kịch sau tai nạn trên đường sang Nhật, xé lòng tiếng khóc con thơ
Những tưởng rồi đây cuộc sống của anh chị sẽ khởi sắc hơn, nào ngờ, trên đường sang Nhật, anh chị gặ2025-01-20TV LG OLED 15' sắp được bán tại châu Âu
TV OLED thương mại 15" đầu tiên của LG. Ảnh: LG. OLED-Display cho biết, chiếc TV OLED 15" của LG sẽ2025-01-20
最新评论