Nhận định này được các chuyên gia nêu tại tọa đàm "Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp,êngiaViệtNamsẽmấtcơhộinếuedèmuabántínchỉkeonhacai.de nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi EUDR", ngày 21/11.
Tín chỉ carbon (Carbon credit) là một loại hình giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
Chia sẻ khi đang dự Hội nghị COP29 tại Azerbaijan, ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài nguyên môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng Việt Nam đang làm tốt các dự án phát thải trong nông nghiệp, lâm nghiệp.
Tuy nhiên, để một dự án bán được tín chỉ carbon mất khá nhiều thời gian. Hiện thời gian triển khai dự án carbon khoảng 1-1,5 năm mới xong phần cơ sở. Việc kiểm kê khí nhà kính của dự án mất 3 năm. Sau đó, để dự án bán được tín chỉ carbon cần thêm 3-5 năm nữa.
Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tấn tín chỉ carbon tới năm 2025. Ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế (Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho hay nhiều đối tác đang bày tỏ quan tâm tới chuyển nhượng tín chỉ carbon.
"Nếu không tận dụng kịp thời, chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội, bởi tín chỉ carbon càng lâu sẽ giảm giá trị, ảnh hưởng đến mức giá khi giao dịch", ông Minh chia sẻ.