Lối ra nào trong vụ khách sạn 50 tỷ đang xây dở thì bị yêu cầu trả đất?_kq bong da c2
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Thể thao 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-26 11:42:26 评论数:
UBND huyện thấy 'bế tắc'
Liên quan đến vụ "Khách sạn 50 tỷ đang xây dở,ốiranàotrongvụkháchsạntỷđangxâydởthìbịyêucầutrảđấkq bong da c2 bất ngờ bị yêu cầu trả đất", trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Viết Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) - cho biết, huyện đang "bế tắc", chưa có hướng xử lý sau bản án của TAND cấp cao tại Hà Nội.
Bản án ngày 9/8/2023 của TAND cấp cao tại Hà Nội khẳng định việc UBND huyện Nghi Xuân thu hồi đất của ông Trịnh Xuân Hà (trú xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân) để cho doanh nghiệp xây khách sạn là chưa đúng quy định của pháp luật.
TAND cấp cao tại Hà Nội cũng nhấn mạnh, việc ông Hà yêu cầu hủy toàn bộ nội dung công văn số 1297 (ngày 2/10/2018) buộc UBND huyện Nghi Xuân, UBND xã Xuân Thành trả lại đất, hoặc giao lại thửa đất khác hoặc bồi thường số tiền tương đương với giá trị đất là có cơ sở.
Trước đó, trong công văn 1297 trả lời đơn kiến nghị của ông Hà, UBND huyện Nghi Xuân cho rằng việc ông Hà yêu cầu giải quyết trả lại đất hoặc bố trí tái định cư hoặc bồi thường bằng tiền tương đương giá trị phần đất thu hồi cho gia đình ông là không có cơ sở.
Do đó, TAND cấp cao tại Hà Nội ra quyết định buộc UBND huyện Nghi Xuân hủy toàn bộ công văn số 1297 và thực hiện nhiệm vụ công vụ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Trịnh Xuân Hà theo quy định.
Song đến nay, UBND huyện Nghi Xuân mới chỉ ra quyết định thu hồi công văn số 1297, còn quyền lợi đất đai của ông Hà vẫn chưa được giải quyết.
Theo ông Nguyễn Viết Hưng, mảnh đất mà ông Hà khởi kiện đang giao cho doanh nghiệp xây dựng khách sạn Hanvet với số vốn 50 tỷ đồng. Đây từng là bãi ngang ven biển, tại thời điểm thu hồi, mảnh đất "cho không ai lấy". Song đến nay, nó lại trở thành đất có giá trị vì nằm cạnh đường lớn, sát khu du lịch biển Xuân Thành.
Ông Hưng cho rằng, để xảy ra khởi kiện do cách đây khoảng 30 năm (tại thời điểm thu hồi đất) quản lý nhà nhà nước về đất đai chưa chặt chẽ.
Đến nay, UBND huyện đã thu hồi, hủy văn bản số 1297. Tuy nhiên, nội dung mục 1.2 của bản án mà TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên buộc UBND huyện thực hiện nhiệm vụ, công vụ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Trịnh Xuân Hà là chưa rõ.
"Chúng tôi đã gửi hai văn bản nhưng TAND cấp cao tại Hà Nội chưa trả lời. Huyện thấy bế tắc. Chúng tôi đang giao cho Phòng Tư pháp, Phòng TN-MT... tham mưu để xin ý kiến lãnh đạo các sở, ban ngành hỗ trợ trong việc thi hành án", vị Phó chủ tịch huyện Nghi Xuân nói.
Luật sư cho rằng có thể thi hành án
Luật sư Phan Văn Chiều, Giám đốc Công ty TNHH Luật Hà Châu, cho hay, theo Luật Tố tụng hành chính 2015, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày được tuyên án. Bản án sẽ phải được thi hành án khi các cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ trong vụ án có đơn yêu cầu thi hành án theo quy định pháp luật.
Theo luật sư Chiều, sau khi TAND cấp cao tại Hà Nội ra bản án phúc thẩm, người khởi kiện đã có đơn yêu cầu thi hành án và được Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định thi hành.
Dưới góc độ pháp luật, UBND huyện Nghi Xuân cho rằng bản án phúc thẩm chưa rõ, gây khó khăn trong việc thi hành án thì có quyền đề nghị toà án cấp phúc thẩm giải thích, hướng dẫn thi hành bản án. Vì thế, sau khi UBND huyện Nghi Xuân có công văn đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội đề nghị giải thích, hướng dẫn thi hành bản án thì đương nhiên huyện sẽ phải chờ văn bản trả lời từ TAND cấp cao tại Hà Nội.
Tuy nhiên, theo quan điểm của vị luật sư, trên cơ sở đánh giá nội dung bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại Hà Nội và các căn cứ của UBND huyện Nghi Xuân đề nghị tại văn bản trên, đối chiếu quy định pháp luật hiện hành thì UBND huyện Nghi Xuân hoàn toàn có thể thi hành bản án mà không nhất thiết phải đề nghị giải thích, hướng dẫn.
Cụ thể, ông Chiều lý giải, bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại Hà Nội tại mục 1.2 đã tuyên buộc UBND huyện Nghi Xuân thực hiện nhiệm vụ, công vụ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ông Trịnh Xuân Hà.
Như vậy, với việc tuyên như trên thì quá trình thi hành án, UBND huyện Nghi Xuân có quyền làm việc, nắm bắt yêu cầu, đề nghị của ông Trịnh Xuân Hà, có quyền đưa ra phương án căn cứ trên cơ sở quy định pháp luật.
Luật sư phân tích, theo yêu cầu khởi kiện và quá trình làm việc, ông Trịnh Xuân Hà có ra đưa ra 3 phương án: trả lại đất, giao cho thửa đất khác có giá trị tương đương hoặc bồi thường thiệt hại.
Trong đó, phương án trả lại đất thì không thể thực hiện được, vì UBND tỉnh đã giao đất này cho một tổ chức cá nhân khác và họ đã thực hiện dự án. Phương án giao đất khác cũng không khả thi, bởi ông Hà không thuộc đối tượng giao đất theo quy định.
"Trong trường hợp này, chỉ có thể là tiến hành định giá đất, xác định giá trị thửa đất để bồi thường cho ông Hà. UBND huyện Nghi Xuân khẳng định thửa đất có nguồn gốc hợp pháp của ông Trịnh Xuân Hà đã được giao cho tổ chức, cá nhân khác nên không thể trả lại đất. Như vậy, còn phương án duy nhất phù hợp là UBND huyện Nghi Xuân xác định thiệt hại và tiến hành bồi thường cho ông Trịnh Xuân Hà", luật sư Phan Văn Chiều góp ý.
Khách sạn 50 tỷ đang xây dở, bất ngờ bị yêu cầu trả đấtKhách sạn 50 tỷ đồng ở Hà Tĩnh đang trong quá trình hoàn thiện thì bị một hộ dân kiện, yêu cầu trả đất. TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, UBND huyện Nghi Xuân thu hồi đất chưa đúng quy định pháp luật.