HPV
Virus u nhú ở người (HPV) là nhiễm trùng lây truyền đường tình dục (STI) rất phổ biến. Có hơn 200 chủng HPV,ữngbệnhtìnhdụclàmtăngnguycơungthưcổtửlịch bong đá anh trong đó khoảng 40 chủng có thể gây mụn cóc sinh dục hoặc ung thư ở người.
Có hai nhóm HPV chính gồm nguy cơ cao và nguy cơ thấp. HPV nguy cơ thấp ít khi gây ung thư cổ tử cung. Trong khi đó, các chủng HPV nguy cơ cao nhiều khả năng phát triển thành ung thư cổ tử cung theo thời gian, nhất là khi nhiễm virus dai dẳng.
Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp nhiễm HPV đều dẫn đến ung thư. Hầu hết người nhiễm HPV sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ước tính 10% số người nhiễm HPV sẽ phát triển HPV dai dẳng, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
Chlamydia
Chlamydia là một dạng STI phổ biến khác có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vi khuẩn chlamydia có thể gây viêm ở cổ tử cung và phát triển các tế bào bất thường.
Hầu hết người mắc chlamydia không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Theo nghiên cứu được trích dẫn bởi CDC Mỹ, chỉ khoảng 10% nam giới và 5-30% phụ nữ có triệu chứng khi nhiễm STI này. Thời gian ủ bệnh có thể mất vài tuần.
Ở phụ nữ, các triệu chứng của bệnh chlamydia có thể bao gồm dịch tiết từ cổ tử cung, dễ chảy máu đi tiểu thường xuyên hoặc đau khi tiểu. Trường hợp chlamydia lây lan đến tử cung và ống dẫn trứng có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID). Bệnh này cũng có thể không gây triệu chứng nhưng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
HIV
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng và mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung. Người nhiễm HIV cũng có nhiều khả năng mắc HPV dai dẳng, có thể phát triển ung thư cổ tử cung theo thời gian.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:
Hút thuốc: Người hút thuốc có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn người không hút thuốc.
Tiền sử gia đình: Người có mẹ, chị em ruột bị ung thư cổ tử cung có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn.
Tránh thai thời gian dài: Phụ nữ uống thuốc tránh thai 5 năm trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nguy cơ này giảm sau khi ngừng sử dụng thuốc.