Phát biểu tại buổi lễ,êndệtmayđắtnhưtômtươilươngcaonhấttớitriệuthá1 gom kèo malaysia ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội cho biết, trường bắt đầu tuyển sinh để đào tạo đại học vào năm 2016. Đến tháng 7/2020, sinh viên đại học khóa 1 của trường đã hoàn thành chương trình đào tạo và đạt được nhiều kết quả khả quan sau 2 tháng tốt nghiệp.
Cụ thể, tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học khóa 1 là 408 em, trong đó ngành Công nghệ may là 291; ngành Quản lý công nghiệp chuyên ngành Merchandiser là 75; ngành Công nghệ Sợi, Dệt là 42.
Kết quả khảo sát sinh viên đại học khóa 1 theo hình thức trực tuyến với tổng số có 371 sinh viên tham gia (chiếm 90% sinh viên tốt nghiệp) cho thấy, hiện số sinh viên khóa 1 của trường sau 2 tháng tốt nghiệp đã làm việc ở 199 doanh nghiệp khác nhau.
85,4% sinh viên đại học khóa 1 đã có việc làm và ngành có tỷ lệ việc làm cao nhất là ngành Công nghệ may (chiếm 88,1%).
“Đây là tỷ lệ có việc làm rất cao trong bối cảnh chịu sự tác động của đại dịch Covid-19 đang diễn ra”, ông Hiệp nói.
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội trong một giờ học về Đồ họa thời trang.
Nếu xét về vị trí làm việc, trong tổng số sinh viên đại học khóa 1 đã đi làm thì 3% làm việc tại các vị trí quản lý; 77,3% làm việc tại các vị trí cán bộ kỹ thuật; 19,7% làm việc tại các vị trí khác.
“Như vậy hơn 80% sinh viên đại học khóa 1 đang làm việc tại vị trí quản lý, kỹ thuật chủ chốt trong các doanh nghiệp dệt may. Bên cạnh đó, mới chỉ sau 2 tháng tốt nghiệp những cũng đã có 7,9% sinh viên khóa 1 tự tạo việc làm (khởi nghiệp)”, ông Hiệp chia sẻ.
Các sinh viên tốt nghiệp khóa 1 của Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng
Ông Hiệp cũng cho hay, mức thu nhập bình quân của sinh viên đại học khóa 1 của trường là 6,4 triệu đồng/tháng. Sinh viên có thu nhập cao nhất là 30 triệu đồng/tháng thuộc về ngành Quản lý công nghiệp chuyên ngành Merchandiser. Thu nhập cao nhất của ngành công nghệ Sợi dệt là 15 triệu/tháng và của ngành Công nghệ may là 13 triệu/tháng.
Theo ông Hiệp, tỷ lệ sinh viên có thu nhập trên 12 triệu đồng chiếm 1,5%; từ 8-12 triệu đồng là 8,7%; từ 5-8 triệu đồng là 64,8%; dưới 5 triệu là 25%, chủ yếu rơi vào các sinh viên trong tháng đầu thử việc.
Ông Hiệp cho rằng, mức thu nhập của sinh viên đại học khóa 1 của trường sau 2-3 tháng tốt nghiệp thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp liên quan đến khâu thiết kế, quản trị và thiết lập hệ thống cho doanh nghiệp dệt may.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên khóa 1 đạt loại giỏi của Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội.
Tới dự buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao nỗ lực của nhà trường trong việc quyết tâm xây dựng một trường đại học chuyên ngành dệt may định hướng ứng dụng, gắn bó chặt chẽ, mật thiết với doanh nghiệp.
“Hôm nay, tôi vui mừng khi thấy có tới 362 doanh nghiệp dệt, may, sợi trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như các Tổng Công ty May 10, May Bắc Giang, May Hưng Yên, Việt Tiến… từ trên 20 tỉnh, thành khắp 3 miền về để đón nhận hơn 400 cử nhân mới của trường. Sự đón nhận nồng nhiệt của cộng đồng doanh nghiệp với các sản phẩm đào tạo của nhà trường là minh chứng rõ ràng nhất cho chủ trương đào tạo theo nhu cầu của thị trường mà nhà nước đặt ra và khuyến khích các đơn vị đào tạo tổ chức thực hiện”, ông Hiển nói.
Thanh Hùng
ĐH Dược Hà Nội ra quy định mới khiến sinh viên khó đạt bằng giỏi
Quy định mới về việc đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ đang khiến nhiều sinh viên của Trường ĐH Dược Hà Nội hoang mang.