Đó là một trong những giải pháp đáng chú ý được chuyên gia giao thông Nguyễn Đức Dư nêu trong khuôn khổ Toạ đàm trực tuyến "Giải pháp để thu hút khách đến với vận tải hành khách công cộng" do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức vào sáng nay,Đểngườidânbỏôtôxemáycánhâncầncónhiềubãigửixegiárẻgladbach – augsburg 5/10.
Vị chuyên gia này cho biết, hiện nay tỷ lệ người sử dụng vận tải hành khách công cộng (như tàu điện trên cao, xe buýt,...) mới đang là khoảng 17%. Theo lộ trình của TP. Hà Nội, đến năm 2025, tỷ lệ này phấn đầu đạt từ 30-35%, tức là số lượng người tham gia loại hình này tăng gấp đôi. Đây là một mục tiêu khá khó khăn nếu không áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ.
Theo ông Dư, Hà Nội bắt buộc phải giảm phương tiện ô tô xe máy cá nhân ra đường và có các biện pháp khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng. Trong đó, việc đầu tiên cần làm là phải phát triển hạ tầng giao thông công cộng và hạ tầng phụ trợ như hệ thống kết nối, bãi gửi xe,...
"Nếu hệ thống giao thông công cộng tốt là chưa đủ mà phải tiện lợi và đảm bảo công bằng. Ví dụ như ở gần các khu vực nhà ga tàu điện, bến xe buýt vùng ngoài vành đai 3 phải xây thật nhiều bãi đỗ xe với giá trông giữ rẻ. Còn ở vùng lõi thu tiền trông giữ xe thật cao. Đây là biện pháp mà nhiều nước như Nhật Bản đang áp dụng để khuyến khích người dân đi tàu điện ngầm từ ngoại thành vào trung tâm thành phố.
Ông Dư dẫn chứng thêm, tại Nhật Bản với số dân khoảng 125 triệu người nhưng có tới 80 triệu ô tô đăng ký cá nhân. Tuy nhiên tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng tại Tokyo tới 60-65%. Có nghĩa là người dân Nhật Bản dù không thiếu phương tiện cá nhân nhưng họ vẫn hàng ngày đi làm, đi học bằng tàu điện, xe buýt,...
"Vì sao tỷ lệ của họ lại cao vậy? Đơn giản vì giao thông công cộng vừa thuận tiện và vừa rẻ. Khi thấy thuận tiện, tự nhiên người dân sẽ thích và đến với vận tải công cộng thôi. Bởi sử dụng phương tiện này vốn có nhiều lợi thế so với phương tiện cá nhân, mà lợi thế dễ nhận thất nhất là giá rẻ hơn rất nhiều. Đã rẻ rồi mà còn thuận tiện nữa thì ai mà ko thích đi ", chuyên gia Nguyễn Đức Dư nêu ý kiến.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hà Nội cho xe buýt thường đi vào làn BRT là thất sáchNếu cho xe buýt thường đi vào làn xe buýt nhanh-BRT sẽ là thất sách. Những điểm dừng xe BRT ở bên trái, sát dải phân cách, áp sát nhà ga trong khi những điểm dừng đón trả khách xe buýt thường lại ở bên phải, sát vỉa hè đường phố.(责任编辑:Thể thao)
Mỹ tổ chức đấu giá thêm băng tần trung cho 5G
Quy định về sử dụng bằng lái xe quốc tế
Benzema, Ancelotti cho tôi niềm tin để giành Quả bóng vàng
Tổng thống Hàn Quốc bị cấm xuất cảnh
Bài 2: Chính quyền sai – hậu quả đổ đầu dân
Sở hữu bom mẹ hạt nhân, Ấn Độ còn có vũ khí gì đáng sợ?
Trường ĐH tìm cách 'hút' người tài cho các nhóm nghiên cứu mạnh