Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan hướng tới mục tiêu huy động hàng trăm tỷ đôla Mỹ cho các dự án chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên,đạtmộtsốđồngthuậnvềtàichínhkhíhậlich thi dau laliga "hầu bao" lại nằm trong tay các lãnh đạo G20 tụ họp ở Rio de Janeiro (Brazil), nơi cách xa đó nửa vòng trái đất.
Tại đây, Reuterscho biết 20 nền kinh tế lớn đã đạt được sự đồng thuận mong manh về tài chính khí hậu, phá vỡ các vướng mắc của COP29 trước đó.
Tài chính khí hậu là một trong những chủ đề nóng nhất của COP29, khi mức cam kết ban đầu là 100 tỷ USD mỗi năm không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Số tiền huy động từ các nước phát triển, các định chế cho vay và khu vực tư nhân dự kiến nâng lên 1.000 tỷ USD hàng năm nhằm giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang năng lượng sạch và thích ứng với khí hậu cực đoan.
Các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu, cho rằng một mục tiêu tham vọng chỉ có thể được đồng thuận nếu mở rộng đối tượng đóng góp, bao gồm một số quốc gia giàu có hơn, ví dụ Trung Quốc và các quốc gia dầu mỏ lớn ở Trung Đông.
Tuy nhiên, mới đây, các nhà đàm phán G20 đã đi đến thống nhất bằng một văn bản đề cập đến các khoản đóng góp tự nguyện (không gọi là nghĩa vụ) của các quốc gia đang phát triển vào tài chính khí hậu, theo nguồn tin của Reuters.
Mặc dù vậy, Reuters cho rằng sự đồng thuận đột phá này sẽ bị lấn át khi Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền. Ông Trump được cho là chuẩn bị rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. Việc ông đắc cử làm dấy lên nghi ngại khoản tài chính khí hậu của toàn cầu có thể thiếu hụt sự hỗ trợ từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trump đang có kế hoạch hủy bỏ luật khí hậu mang tính bước ngoặt do Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden thông qua. Biden là Tổng thống đương nhiệm Mỹ đầu tiên đến thăm rừng nhiệt đới Amazon khi dừng chân tại đó vào Chủ Nhật trên đường đến Rio dự hội nghị G20.
Đạt được thỏa thuận về tài chính khí hậu là thành công không chỉ của COP29, mà cả COP30 được tổ chức tại Brazil vào năm tới. Một trong những trọng tâm của COP30 là "Nhiệm vụ 1,5", duy trì mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ trước Cách mạng Công nghiệp. Liên Hợp Quốc ước tính rằng mục tiêu giảm phát thải hiện tại của các quốc gia có thể khiến nhiệt độ tăng ít nhất 2,6 độ C.
Các nước đang phát triển lập luận họ chỉ có thể nâng mục tiêu giảm phát thải nếu các quốc gia giàu có - "thủ phạm chính" gây ra biến đổi khí hậu – chấp nhận chi trả.
Thủy Trương
Trở lại Kinh doanhTrở lại Kinh doanh