Ngày 7/9,ọcsinhbịngộđộcsaukhiănkẹoởcổngtrườlịch đá cúp fa trao đổi với phóng viên báo VietNamNet, bác sĩ Nguyễn Quyết Tiến, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, cho biết chiều nay trung tâm đã tiếp nhận 25 học sinh trường Tiểu học Việt Chu (xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) đến khám vì triệu chứng đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi.
Theo bác sĩ Tiến, qua khai thác từ bệnh nhân, những học sinh này đều ăn kẹo sữa, nước đóng gói mua ở cổng trường. Sau ăn, một số học sinh có biểu hiện ngộ độc nên gia đình đưa vào bệnh viện khám. Trong đó, 6 em có biểu hiện nặng được giữ lại trung tâm theo dõi sức khỏe, truyền dịch, thải độc. 19 em còn lại sau khi thăm khám không có triệu chứng nặng nên các bác sĩ cho về theo dõi tại nhà.
Bác sĩ Tiến cho biết trong số 25 học sinh này, nhiều em chỉ mệt mỏi, tâm lý lo lắng do hội chứng “dây chuyền”, không có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Một số học sinh đầy bụng, không muốn ăn.
Theo bác sĩ Đàm Văn Phó, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hạ Lang, ngay trong chiều nay trung tâm y tế đã thực hiện kiểm tra số sản phẩm kẹo và thạch si rô dừa tại cơ sở kinh doanh tại cổng trường các em học sinh đã mua ăn. Cụ thể:
- Thạch si rô dừa có ngày sản xuất 25/8/2023; hạn sử dụng 12 tháng kể từ ngày sản xuất, được sản xuất tại cơ sở chế biến thực phẩm bánh kẹo Dương Thịnh Phát, địa chỉ tại thôn Minh hiệp 1, xã Minh Khai, Hoài Đức, Hà Nội do nhà phân phối Lâm Minh địa chỉ tại tổ 21, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng phân phối.
- Kẹo ngậm hương vị sữa chua và dâu tây có ngày sản xuất 2/5/2023; hạn sử dụng: 1/5/2025. Sản xuất tại Xưởng thực phẩm Hâm Thần Thẩn, thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH vận tải XNK Hải Đăng. Do nhà phân phối Lâm Minh địa chỉ tại tổ 21, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng cung cấp.
Qua trường hợp này, bác sĩ Tiến khuyến cáo nhà trường và gia đình nên tuyên truyền, giáo dục học sinh không nên ăn kẹo không rõ nguồn gốc, nhãn mác ở cổng trường. Các cơ quan liên ngành cần tăng cường kiểm tra nguồn gốc thực phẩm ở khu vực cổng trường để đảm bảo an toàn cho các em học sinh. Khi trẻ có biểu hiện ngộ độcnhư đau bụng, nôn ói... gia đình và nhà trường nên chủ động đưa các em đi kiểm tra sức khỏe, tránh trường hợp ngộ độc nặng, cấp cứu muộn.
Ba thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhấtNgộ độc thực phẩm có thể do hóa chất, vi sinh vật gây ra, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn Salmonella, E.Coli và Bacillus.相关文章:
相关推荐:
0.6052s , 6836.7578125 kb
Copyright © 2025 Powered by 25 học sinh bị ngộ độc sau khi ăn kẹo ở cổng trường_lịch đá cúp fa,Xổ số 88