Bộ Giao thông nói gì về siêu dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn?_luật chơi blackjack
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản góp ý gửi Sở Kế hoạch & Đầu tư TP HCM về đề xuất dự án đầu tư xây dựng Đại lộ ven sông Sài Gòn theo hợp đồng BT (đổi đất lấy hạ tầng) do Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh,ộGiaothôngnóigìvềsiêudựánĐạilộvensôngSàiGòluật chơi blackjack thuộc Tập đoàn Tuần Châu đề xuất vào đầu năm 2017.
Theo Bộ Giao thông Vận tải các nội dung chi tiết của hồ sơ đề xuất cần được rà soát, hoàn chỉnh, đảm bảo phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành vùng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hộ của địa phương. Bộ này cũng đề nghị bổ sung một số nội dung còn thiếu liên quan đến năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư.
Bộ chỉ rõ nhà đầu tư cần làm rõ hướng, tuyến, địa điểm thực hiện trên cơ sở rà soát quy hoạch phát triển giao thông quốc gia, cũng như TP HCM.
Doanh nghiệp cũng cần làm rõ cơ sở tính toán, số liệu phân tích lưu lượng giao thông dự báo để xác định chiều rộng lòng đường, số làn xe yêu cầu. Đặc biệt, cơ quan này nhấn mạnh, phương án đề xuất của Tập đoàn Tuần Châu cần bổ sung dự báo quy hoạch phát triển đô thị ở tương lai xa (khoảng 30-40 năm).
Các phương án kết nối của đại lộ này với phương thức vận tải khác như đường sắt nội đô, đường thủy, đường hướng tâm, đường vành đai, cao tốc... và kết cấu hạ tầng kèm theo những phương thức vận tải này cũng được Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu làm rõ.
Về quỹ đất đề xuất để thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT, theo đề xuất của Tập đoàn Tuần Châu là thanh toán bằng quyền khai thác quỹ đất khoảng 10.450ha (đối với phương án 1) và 12.000ha (đối với phương án 2) thuộc huyện Củ Chi, hai bên tuyến đường song hành tỉnh lộ 7 và các quỹ đất khác thuộc thành phố quản lý, các quỹ đất hiện chưa thực hiện bồi thường. Nêu ý kiến về vấn đề này, cùng quan điểm với Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã đưa ra trước đó, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng địa phương cần xem xét tính khả thi của việc bố trí quỹ đất trên.
Về phương án tài chính, theo đề xuất dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 63.500 tỷ đồng, theo hình thức hợp đồng BT. Trong đó, vốn chủ sở hữu tối thiểu chiếm 15%. Số còn lại, nhà đầu tư đề xuất được nhà nước phân bổ chi phí giải phóng mặt bằng, xây lắp, tư vấn dự phòng với tổng giá trị 57.568 tỷ đồng. Trong thời gian xây dựng, Tập đoàn Tuần Châu mong muốn mức lãi suất được hưởng là 11%/năm. Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh căn cứ quy định tại thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đã ban hành để làm cơ sở thẩm định.
Nhà đầu tư để xuất được chỉ định thực hiện dự án. Tuy nhiên, Bộ này cho rằng, theo hồ sơ đề xuất, dự án không thuộc trường hợp quy định, đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư TP báo cáo cấp có thẩm quyền tuân thủ quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.
Trước đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng có văn bản góp ý, trong đó đề nghị địa phương xem xét lại tính khả thi của dự án.
Dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn (nối huyện Củ Chi về đến quận 1) được Tập đoàn Tuần Châu đưa ra đề xuất hồi đầu năm 2017. Dự án có chiều dài khoảng 59km, tốc độ xe dự kiến 100 km/h, sẽ chỉ mất khoảng 20-30 phút để đi từ Củ Chi về quận 1.
Chủ đầu tư dự kiến thi công xong đưa vào sử dụng trong 18 tháng. Đại lộ này sẽ tạo điều kiện kết nối với quốc lộ 22, và các tuyến đường của tỉnh Bình Dương. Các doanh nghiệp bất động sản sẽ phối hợp với Tập đoàn Tuần Châu - Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh để phát triển các dự án khu dân cư, các khu nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ trên địa bàn các huyện Hóc Môn, Củ Chi để đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp người dân thành phố.
Hồng Khanh
Dự án 5.000 tỷ 6 năm “đắp chiếu” soi bóng sông Sài Gòn
Dự án Saigon One Tower sau 6 năm vẫn bất động, “đắp chiếu” soi bóng sông Sài Gòn.