Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội,ấpchungcưbùngnổBộXâydựngphảibáocáoThủtướket qua vigo UBND TP HCM báo cáo về tình trạng dân cư khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án bất động sản trước ngày 30/11 để cơ quan này tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Trước tình trạng tranh chấp trong các khu chung cư gia tăng tại các thành phố, Thủ tướng cho rằng, nếu không có giải pháp hợp tình, hợp lý, tranh chấp ngày càng phức tạp và khó giải quyết. Lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng tổng hợp những nội dung khiếu nại của dân cư tại các dự án nhà ở đối với chủ đầu tư. Đây là cở sở để rà soát lại quy định của pháp luật có liên quan để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp và hướng dẫn các cơ quan liên quan giải quyết các vụ khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án.
Để có cơ sở báo cáo Thủ tướng về các nội dung nêu trên, Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội và TP HCM chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương báo cáo về tình hình tranh chấp, khiếu nại nói giữa người mua nhà với chủ đầu tư tại các dự án bất động sản trên địa bàn. Trong báo cáo, Bộ cũng yêu cầu các địa phương nêu rõ nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng nêu trên.
Nở rộ băng rôn, khẩu hiệu
Liên tiếp từ cuối năm 2016 đến nay, hàng loạt tranh chấp nổ ra ở nhiều chung cư tại Hà Nội, TP HCM, từ những tòa nhà giá rẻ cho đến cao cấp. Một thống kê trước đó của Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho thấy, toàn thành phố có 935 tòa chung cư thì 105 tòa xảy ra tranh chấp.
Tranh chấp chung cư ngày càng gia tăng (Ảnh: Cư dân dự án Home City (Cầu Giấy – Hà Nội) tập trung phản đối chủ đầu tư (3/2017). |
Tại Hà Nội, thực tế ghi nhận trong thời gian qua do không thỏa thuận được với chủ đầu tư nên tại nhiều chung cư, khách hàng mua căn hộ chung cư xuống đường căng băng rôn để đấu tranh đòi quyền lợi. Như tại dự án chung cư Golden West ở số 2 Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) do Công ty Cổ phần phát triển thương mại Việt Nam (Vietradico) làm chủ đầu tư, cư dân chung cư Golden West liên tục biểu tình, căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối chủ đầu tư về hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) chưa được nghiệm thu bàn giao. Tố cáo chủ đầu tư Vietradico vi phạm chỉ đạo của cơ quan chức năng về hạng mục hành lang, ô thoáng, cố tình đổ kín sàn bê tông ô thoáng các tầng với mục đích biến ô thoáng thành căn hộ để bán...
Hay mới đây, cư dân Khu Đoàn Ngoại Giao (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cũng phản đối việc điều chỉnh quy hoạch tại đây với nhiều băng rôn “Phản đối Hancorp thay đổi quy hoạch”, “Phản đối Hancorp biến đất công cộng thành chung cư”...
Phong trào căng băng rôn, khẩu hiệu ngày càng lan rộng khi diễn ra tại hàng loạt dự án chung cư như: Home City Trung Kính, chung cư 99 Trần Bình, Gamuda Garden, Mipec Riverside Long Biên, VP3 Linh Đàm, Capital Garden (Trường Chinh), Golden Silk (Vạn Phúc, Hà Đông), New Horizon (Lĩnh Nam); Parkview Residence (Tố Hữu – Hà Đông), Hồ Gươm Plaza (Vạn Phúc – Hà Đông)…
Bùng nhùng khó giải quyết?
Đánh giá về tình trạng tranh chấp chung cư hiện nay, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và Bảo trì tòa nhà cho rằng, đây là một vấn đề nảy sinh trong thực tế đòi hỏi cần phải giải quyết.
“Mâu thuẫn tranh chấp tại chung cư hiện nay xuất phát từ nhiều vấn đề từ phí dịch vụ, quỹ bảo trì. Thực tế cũng phải nhìn nhận rằng tiền phí bảo trì của dân bị nhiều chủ đầu tư chiếm dụng. Còn về phí dịch vụ, theo quan điểm của tôi thì đừng tính lãi gì ghê gớm để cư dân phải kiện cáo”.
Cũng theo ông Hiệp, vấn đề về quản lý chung cư ngoài những quy định của nhà nước ra, Bộ Xây dựng cũng đang ban hành quy chế về quản lý nhà chung cư nhưng đi vào thực tế còn có độ trễ nhất định.
Ông Trần Trọng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp chung cư ngày càng gia tăng là do chủ đầu tư vi phạm trong xây dựng, quản lý nhưng lại chưa được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý kịp thời, thậm chí có nơi xử lý không triệt để, chưa nghiêm túc dẫn đến xung đột về mặt lợi ích giữa cư dân với chủ đầu tư.
Có thực tế mới đây đoàn thanh tra liên ngành của UBND TP Hà Nội đã chọn ngẫu nhiên 50 dự án nhà ở chung cư trên địa bàn để tiến hành rà soát. Kết quả 38/50 dự án có sai phạm về quy hoạch và xây dựng. Theo giới chuyên gia BĐS cũng nhận định, đây chính là nguyên nhân “bùng nổ” tranh chấp chung cư diễn ra căng thẳng trong thời gian gần đây. Hầu hết các dự án có sai phạm bị phát hiện đều đã bàn giao cho người dân vào sử dụng.
Những sai phạm của chủ đầu tư có tính chất hệ thống như: khai thác chung cư khi chưa nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy; chưa kiểm định hệ thống thang máy nhưng vẫn để cư dân sử dụng; không thực hiện đúng tiện ích cam kết... Ngoài ra, nhiều hạng mục theo cam kết lúc mở bán không được thực hiện, thậm chí chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế căn hộ, lấn chiếm khoảng thông thoáng giữa các tầng, biến thành các căn hộ để thu lời.
“Thực tế trong vấn đề quản lý chung cư có rất nhiều vấn đề mà về phía quản lý nhà nước cần có cuộc hội thảo để đưa ra được những văn bản cần thiết cải thiện tình hình. Hiện nay tình hình cứ bùng nhùng mà chẳng có cơ quan nào phân xử chẳng có ai giải quyết. Suốt ngày cứ hằm hè sống như vậy rất căng thằng mất hết hạnh phúc” – vị Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và Bảo trì tòa nhà nêu ý kiến.
Hồng Khanh
Tranh chấp chung cư: Luật Nhà ở cho chủ đầu tư quyền quá lớn!
Trên đây là nhận định được Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn đưa ra trong cuộc họp KTXH đang diễn ra tại UBND TP.HCM sáng ngày 25/9.