Thời gian qua,ầycôgọihọcsinhlàmàyXưnghôtrongnhàtrườngsaochođúngmựbảng xếp hạng thế giới bóng đá nam một số vụ việc giáo viên xưng hô “mày – tao” hay mắng chửi học sinh bằng những lời lẽ thô tục gây xôn xao dư luận. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử trong học đường mà còn tạo ra thói quen giao tiếp không đúng mực cho học sinh. Vào cuối tháng 10/2023, trên mạng xã hội xuất hiện video ghi lại cảnh một giáo viên tiếng Anh của Trường THPT Phan Huy Chú (Thạch Thất, Hà Nội) xưng “mày – tao” và dùng những lời lẽ thô tục để mắng chửi học sinh ngay tại lớp. Đỉnh điểm, giáo viên này còn chỉ tay vào mặt, bóp cằm và xúc phạm học sinh: “Mày có hiểu không, con chó này”. Sau sự việc, thầy giáo cũng trực tiếp xin lỗi học sinh, phụ huynh về những hành vi, ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, đồng thời làm đơn xin nghỉ việc và được chấp thuận. Ông Phùng Đức Ánh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết sau vụ việc, nhà trường đã họp hội đồng sư phạm rút kinh nghiệm cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm đảm bảo môi trường giáo dục trong sạch, thân thiện. Sau đó không lâu, vào tháng 12/2023, sự việc một giáo viên Ngữ văn ở Trường THCS Trần Phú (Tuyên Quang) mắng học sinh “mất dạy”, “khốn nạn”, “mặt trơ trơ như chó” và đuổi em này ra khỏi lớp vì không tập trung trong giờ học cũng gây ra nhiều bức xúc trong dư luận. Trước những vụ việc như vậy, phụ huynh lo lắng cách xưng hô không phù hợp và thiếu chuẩn mực của nhiều giáo viên có thể làm mất đi sự tôn trọng trong môi trường giáo dục và tạo thói quen giao tiếp không đúng mực cho học sinh. “Tôi nghĩ rằng giáo viên cần phải là tấm gương về văn hóa và đạo đức cho học sinh noi theo. Bởi lẽ, mục tiêu của giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn dạy dỗ đạo đức và văn hóa ứng xử. Khi giáo viên có những hành vi thiếu chuẩn mực, học trò rất dễ bắt chước, đặc biệt là trẻ nhỏ ở bậc mầm non và tiểu học. Thầy cô hàng ngày vẫn dạy các em phải ngoan, lễ phép nhưng chính mình lại xưng hô thiếu chuẩn mực thì khác nào nói một đằng, làm một nẻo”, chị Nguyễn Thanh Mai, phụ huynh học sinh lớp 3 ở Hà Nội, nói. Chị Mai cũng mong muốn các nhà trường và giáo viên cần nghiêm túc xem xét và cải thiện cách giao tiếp với học sinh để tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh và tích cực. Đồng quan điểm, anh Hoàng Trường Giang, phụ huynh học sinh ở Thái Bình, cũng cho rằng việc giáo viên xưng hô không phù hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cách giao tiếp của học sinh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. “Các con dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi của người lớn. Nếu thường xuyên thấy giáo viên sử dụng các từ ngữ không chuẩn mực, trẻ có thể học theo và cũng hình thành thói quen giao tiếp thiếu chuẩn mực. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cách trẻ giao tiếp với bạn bè, thầy cô mà còn tạo ra một môi trường học tập không lành mạnh”, anh Giang nói. Theo các chuyên gia, xưng hô giữa thầy và trò trong nhà trường không chỉ là hoạt động giao tiếp đơn thuần mà còn mang tính giáo dục rất cao. Bởi vậy, nếu thầy cô không thận trọng trong cách xưng hô sẽ để lại hệ lụy khó lường. PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nhìn nhận cách xưng hô thiếu chuẩn mực, hành vi mắng chửi học sinh trong lớp là vi phạm chuẩn mực nhà giáo, không thể chấp nhận, nhưng nó thường là kết quả của một loạt áp lực về cả cuộc sống cá nhân lẫn chuyên môn của người đứng lớp. “Giáo viên càng chỉ trích học trò, sự giận dữ càng lớn, càng cảm thấy mình không được tôn trọng, bất lực và không được ghi nhận. Những cảm xúc tiêu cực này càng nói sẽ càng lớn lên khiến hành động và lời nói của giáo viên càng trở nên cay nghiệt, mất kiểm soát, vi phạm chuẩn mực”. Vì thế ông Nam cho rằng, nhà giáo dục phải sử dụng tấm gương nhân cách của mình để dạy học trò. Những hành vi vi phạm chuẩn mực không được phép diễn ra trên ‘thánh đường’ giáo dục. Ngoài ra, ông Nam cũng cho rằng cần có một bộ quy chế xưng hô trong nhà trường, giúp việc xưng hô vừa theo chuẩn mực văn hóa mà vẫn tạo nên một bầu không khí thoải mái, hạnh phúc và thân thiện giữa thầy và trò. Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng, để duy trì văn hóa giáo dục tốt đẹp, cần có sự quan tâm và phối hợp từ tất cả các bên liên quan để đảm bảo môi trường học tập là nơi học sinh và thầy cô đều được tôn trọng. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra một môi trường học đường tích cực và lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của học sinh.