Trường mầm non Jingshi Tongdi. |
Phụ huynh họ Lý cho biết,tốbong da ty le tv con gái cô học ở trường mẫu giáo thực nghiệm của Đại học Bắc Kinh ở đường Fengjing, quận Dayi, tỉnh Thiểm Tây. Trường mới đổi tên thành Jingshi Tongdi khoảng nửa năm.
Cách đây 1 tháng, con gái cô thường than rằng cổ họng bị đau, cứ nghĩ rằng con bị cảm lạnh nên phụ huynh này chủ quan không đưa con đi khám. Tuy nhiên, sau nhiều tháng không có dấu hiệu tốt lên, vì vậy chị Lý mới đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ kết luận rằng, cổ họng đứa trẻ bị bỏng, có thể là do ăn, uống đồ nóng.
“Vào tối 3/10, trong lúc trò chuyện với con. Bé nói rằng khi ăn cơm thì phải ăn nhanh. Bởi vì nếu ăn chậm sẽ bị phạt vào nhà vệ sinh ngồi ăn tiếp. Bé cũng đã từng bị nhiều lần. Cho nên lúc nào con cũng ăn rất nhanh, kể cả khi trời nóng và đồ ăn của con cũng nóng. Đấy là lí do cổ họng của con đau mãi không khỏi”.
Sau đó, chị Lý gặp và hỏi một số phụ huynh khác trong lớp, họ cũng nhận được câu trả lời tương tự. Một phụ huynh họ Trương cho biết, mỗi lớp học đều có nhà vệ sinh nhỏ. Trong nhà vệ sinh có 3 bồn cầu và 3 bệ tiểu đứng. Các dụng cụ học tập, sinh hoạt đều được rửa trên bồn rửa tay trong nhà vệ sinh.
“Con tôi vừa đi học từ tháng 9. Con nói rằng thường xuyên phải ăn cơm trong nhà vệ sinh. Thỉnh thoảng, con đi vệ sinh 3 lần trong ngày. Nhà vệ sinh khá to nhưng rất khó chịu khi phải ăn uống trong đó”. Chị Trương cũng nhấn mạnh, việc làm của giáo viên này không thể chấp nhận.
Trong clip do phụ huynh cung cấp ngày 9/10, một đứa trẻ nói rằng, nếu không nhanh thì sẽ phải vào nhà vệ sinh để ăn tiếp. Cảm giác đó thật ghê tởm, và không thể nuốt nổi cơm. Thậm chí, vì ăn chậm, cậu bé bị giáo viên bắt phạt vào nhà vệ sinh ăn 3 bữa/ngày.
Ngày 8/10, các phụ huynh đã đến trường yêu cầu làm rõ sự việc, tuy nhiên, nhà trường thông báo camera đang bị hỏng. Sau đó Phòng Giáo dục cũng tiến hành điều tra sơ bộ và đưa ra kết luận là những đứa trẻ vào nhà vệ sinh ăn là do… tự nguyện, cô giáo không ép buộc.
Chiều cùng ngày, khi xem camera đã được sửa, các phụ huynh thấy rằng, thỉnh thoảng có vài đứa trẻ mang bát cơm vào nhà vệ sinh và chỉ đi ra sau khi đã ăn xong.
Jia Yu, nhà tâm lý học trẻ em cho rằng, trẻ em ăn chậm có thể do nhiều yếu tố và cần được hướng dẫn đúng phương pháp. Nếu sử dụng biện pháp trừng phạt, như trong trường hợp này là bắt trẻ ăn trong nhà vệ sinh, không chỉ không có hiệu quả mà đôi khi còn gây phản tác dụng.
“Từ góc độ tâm lý học, trẻ em trong lớp lớn đã có thể mô tả rõ ràng trải nghiệm của bản thân, cho thấy hành vi này đã có tác động nhất định đến tâm lý của trẻ nhỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể khiến trẻ sợ hãi hoặc từ chối hai việc: ăn và đi vệ sinh”, Jia Yu cho hay.
Khánh Hòa (Theo Sohu)
Cô giáo đánh học sinh, ban giám hiệu hứa "không bao che"
Trường Tiểu học Phan Chu Trinh cũng rất muốn biết làm thế nào phụ huynh lắp camera trong lớp, nhưng công việc ưu tiên trước hết là ổn định tâm lý cho học sinh, giáo viên và xử lý nghiêm cô giáo đánh trẻ.