Các trường Kinh tế dạy Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo như thế nào_syria – ấn độ
Đây là nội dung được thảo luận tại hội thảo về đào tạo trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu ở các trường đại học chuyên về kinh tế,áctrườngKinhtếdạyKhoahọcmáytínhTrítuệnhântạonhưthếnàsyria – ấn độ kinh doanh, ngày 6/12, do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) tổ chức.
Trong xu thế đa ngành, vài năm trở lại đây, nhiều trường nhóm này mở thêm các ngành công nghệ. Năm 2024, Đại học Kinh tế quốc dân mở 6 ngành mới, gồm bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin (Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin). Trường Đại học Ngoại thương cũng bắt đầu tuyển ngành Khoa học máy tính.
Đại học Kinh tế TP HCM cũng đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo với hai chương trình Robot và Trí tuệ nhân tạo, Điều khiển thông minh và Tự động hóa. Trong khi Học viện Tài chính dự kiến mở ngành Khoa học dữ liệu, Toán tài chính.
Theo GS.TSKH Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của VIASM, các ngành công nghệ nói chung có nòng cốt là kiến thức Toán, Tin học. Ở những trường kỹ thuật, hàm lượng Toán, Tin trong các ngành này thường chiếm khoảng 80%. Con số này ở trường kinh tế là 50%, còn lại dành cho kiến thức chuyên ngành như kinh tế, kinh doanh.
"Thách thức lớn nhất là làm thế nào đào tạo năng lực của ba lĩnh vực Toán, Tin, chuyên ngành và tạo sự kết nối giữa chúng trong 4 năm - thời gian thông thường để đào tạo một lĩnh vực", ông Bảo nhận định. "Làm sao sinh viên học được nhiều như thế?".