您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

Tiến sĩ bằng giả dạy 6 năm ở một đại học, nhà trường lên tiếng_kết quả đá banh việt nam

Cúp C1691人已围观

简介Xác nhận với VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay, ...

Xác nhận với VietNamNet,ếnsĩbằnggiảdạynămởmộtđạihọcnhàtrườnglêntiếkết quả đá banh việt nam ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay, ông Hải làm giảng viên thỉnh giảng của trường trong thời gian 6 năm, từ 2016 đến 2022. Tại đây, ông Hải được giao giảng dạy một số môn Tin học cơ bản, khối lượng giảng dạy không nhiều.

Theo ông Quốc Anh, khi ông Hải nộp hồ sơ thỉnh giảng vào trường, khai trình độ thạc sĩ. Nhà trường có thẩm tra hồ sơ của ông Hải bằng bản công chứng, không xác định được có làm giả bằng hay không. Theo quy định của nhà trường, giảng viên khi vào trường phải thao giảng và đạt được yêu cầu về quy định về công tác giảng dạy.

Ông Nguyễn Trường Hải đã từng công tác ở một số doanh nghiệp, nên việc giảng dạy được sinh viên đánh giá là bình thường. Nhà trường ký hợp đồng thỉnh giảng với ông Hải theo từng học kỳ, năm học. Khi giảng dạy, ông Hải có tham gia chấm một số đồ án cho sinh viên, tuy nhiên việc chấm này có cả hội đồng với nhiều thành viên khác.

Ông Quốc Anh cho hay, khi ông Hải “lên” tiến sĩ thì đã xin nghỉ thỉnh giảng ở trường. Trước câu hỏi sinh viên học ông Hải có đảm bảo chất lượng, ông Quốc Anh cho hay giáo trình bài vở giảng dạy của nhà trường đều theo quy chuẩn. 

Những ngày qua, dư luận xôn xao việc ông Nguyễn Trường Hải dùng bằng tiến sĩ giả làm giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường đại học, thậm chí, suýt trở thành trưởng khoa của Trường CĐ Công Thương. Khi Trường CĐ Công Thương xác minh văn bằng của ông Hải để bổ nhiệm, việc dùng bằng tiến sĩ giả của ông này mới bị phanh phui.

Nắm bắt xu hướng ngành hot đang thiếu giảng viên, bằng tiến sĩ giả của ông Hải ghi ngành Khoa học máy tính, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM. Năm được cấp bằng 2022. Khoa học máy tính một ngành đang rất hot và rất cần nhân lực có trình độ cao hiện nay. Nhưng thực tế, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM không cấp văn bằng này cho ông Hải. Ông Hải cũng không là nghiên cứu sinh của trường này.

Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ “suýt” trở thành trưởng khoa, ông Hải đã từng làm giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường đại học, trong đó, có cả trường công và trường tư khá nổi tiếng. Phía Trường ĐH Sài Gòn cho hay ông Nguyễn Trường Hải đã từng tham gia giảng dạy 4 môn tại học kỳ 1, năm học 2021 – 2022 (tháng 9/2021 đến tháng 01/2022).

Ngày 8/8/2021, nhà trường đã ký chính thức Kế hoạch thỉnh giảng năm học 2021 – 2022 đối với khoa Công nghệ thông tin, trong đó không có tên ông Nguyễn Trường Hải. Tuy nhiên, sau đó giảng viên thỉnh giảng (các môn: Lập trình hướng đối tượng, Xây dựng phần mềm theo mô hình phân lớp, Quản lý dự án phần mềm, Lập trình web và ứng dụng) không thể sắp xếp giảng dạy các học phần trên nên lãnh đạo khoa Công nghệ thông tin liên hệ mời giảng viên thỉnh giảng khác thay thế.

Vào các ngày 12/8 và ngày 15/8, khoa Công nghệ thông tin đã báo cáo về phòng đào tạo về việc cử ông Nguyễn Trường Hải (trình độ thạc sĩ) tham gia giảng dạy các môn đó. Lúc này dịch bệnh phức tạp, thành phố đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nên các hoạt động chuyển sang hình thực trực tuyến, làm việc tại nhà, phòng Tổ chức cán bộ không thẩm tra hồ sơ của ông Nguyễn Trường Hải đối với đơn vị cấp bằng.

Phía Trường ĐH Sài Gòn cũng cho hay, do trong thời điểm khó khăn mời giảng viên thỉnh giảng, khoa Công nghệ thông tin đã chưa thực hiện đúng quy định của nhà trường: “Trưởng đơn vị mời thỉnh giảng chịu trách nhiệm mời thỉnh giảng là giảng viên các trường công lập, giảng viên có học vị cao: thạc sĩ đối với giảng viên các trường công lập; tiến sĩ trở lên đối với giảng viên các trường ngoài công lập”.

Mặt khác, Trường ĐH Sài Gòn áp dụng dạy và học trực tuyến học kỳ 1 năm học 2021 – 2022 và tổ chức thi kết thúc học phần học kỳ 1 bằng hình thức trực tuyến. Đối với 4 môn ông Nguyễn Trường Hải tham gia giảng dạy có 1 môn ông Hải tham gia chấm thi kết thúc học phần cùng với 1 giảng viên cơ hữu của nhà trường; 3 môn còn lại do 2 giảng viên cơ hữu của nhà trường chấm thi. Ngoài ra, ông Nguyễn Trường Hải không tham gia hướng dẫn và không tham gia hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên của trường.

Trường ĐH Sài Gòn khẳng định, các bài thi kết thúc học phần của sinh viên vẫn được lưu trữ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của bài thi kết thúc học phần theo quy định. Ông Nguyễn Trường Hải không tham gia giảng dạy học kỳ 2 năm học 2021 – 2022 tại Trường ĐH Sài Gòn. Học kỳ 1 năm học 2022 – 2023 (tình hình dịch bệnh tạm ổn) việc duyệt Kế hoạch năm học 2022 – 2023 trở về như cũ, trong các bước chuẩn bị giảng dạy của khoa Công nghệ thông tin trình Ban Giám hiệu phê duyệt có mời ông Nguyễn Trường Hải tham gia giảng dạy 1 môn tại học kỳ 1 (tháng 9/2022 đến tháng 1/2023) với trình độ được cập nhật là tiến sĩ.

Trong quá trình giảng dạy, phòng Tổ chức đề nghị bổ sung bản sao bằng cấp, ông Nguyễn Trường Hải không gửi bản sao bằng tiến sĩ và gửi đơn xin thôi thỉnh giảng với lý do “bận việc riêng”. Đối với Đề án tuyển sinh năm 2023, vì ngành Công nghệ thông tin là ngành đặc thù nên được liệt kê giảng viên thỉnh giảng, bộ phận thực hiện đề án đã sai sót khi chưa xóa tên cá nhân ông Nguyễn Trường Hải trong đề án.

Mời tiến sĩ bằng giả giảng dạy, trường đại học nói gì?

Mời tiến sĩ bằng giả giảng dạy, trường đại học nói gì?

Trường ĐH Sài Gòn cho hay thời điểm mời ông Nguyễn Trường Hải, người dùng bằng tiến sĩ giả, dịch Covid-19 ở TP.HCM phức tạp, nên không thẩm tra hồ sơ.

Tags:

相关文章



友情链接